Người viết bức thư là ông T.D.L (ngụ Hà Nội, giám đốc một công ty giải pháp phát triển doanh nghiệp). Ông L. cho biết mục đích ông viết lá thư và kêu gọi chị Hồng đưa tiền cho nước Nhật không hề vụ lợi cá nhân mà sâu xa, ông muốn nâng cao hình ảnh thân thiện, nhân văn của người Việt Nam đối với đất nước Nhật Bản nói riêng và bạn bè quốc tế nói chung.
Ông T. cho biết bức thư chỉ nêu quan điểm cá nhân của ông L. để khuyên chị Hồng trả tiền cho Nhật. Còn 5 triệu đồng chỉ giúp đỡ chị Hồng. (Ảnh do ông T. cung cấp)
Ông L.T.T (người được ông L. nhờ gửi bức thư cho chị Hồng) kể lại: “Mục đích của ông L. không ép buộc chị Hồng đưa tiền, mà chỉ nói lên quan điểm cá nhân. Số tiền ông gửi cho chị Hồng nhằm giúp đỡ chị nhân ngày Quốc tế lao động 1-5, không có tính chất đổi chác, dụ dỗ”.
“Ông L. khá giả, không có ý định lấy tiền. Giả định trường hợp chị Hồng đồng ý trả lại cho Nhật Bản, chúng tôi sẽ nhờ Công an quận Tân Bình, Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản để làm thủ tục bàn giao cho Nhật. Đụng đến chuyện tiền bạc rất nhạy cảm, chúng tôi không trực tiếp làm một mình”- ông T. phân trần.
Ông T. cho biết nếu chị Hồng trả tiền, giám đốc của ông sẽ kêu gọi bạn bè hỗ trợ cho chị một ít vốn để làm ăn. Đã có 3 doanh nghiệp hứa giúp đỡ, gồm một công ty bếp ga tài trợ 100 triệu đồng để chị Hồng mở cửa hàng, 2 công ty còn lại hỗ trợ 180 triệu đồng để chị làm ăn.
Ngoài ông T., người phụ nữ lạ mặt muốn thế chấp sổ đỏ để vay 200 triệu đồng của chị Hồng đến nay cũng biệt tăm, phóng viên Báo Người Lao Động không liên lạc được.
Chị Hồng cho biết: “Cách đây 1 năm, khi vừa phát hiện trong chiếc loa có số tiền 5 triệu yen đã có rất nhiều người đến nhà tôi xin đểu. Do tôi không học hành đàng hoàng, cũng sợ mấy chuyện đó, nên tâm lý rất sợ". "Riêng vị giám đốc viết bức thư gửi cho tôi có nhã ý mong tôi trả tiền cho nước Nhật, do không hiểu rõ vấn đề nên nghĩ ông lừa gạt dẫn đến thông tin nhầm đến báo chí"- chị Hồng đính chính.
Bình luận (0)