* Phóng viên: Thưa bà, bà là người đầu tiên mở “đường sống” với tử tù Lê Bá Mai. Những phân tích công bằng, đầy tình người của bà đã thuyết phục được Chủ tịch nước chỉ đạo VKSND Tối cao dừng thi hành án tử hình, đưa ra quyết định kháng nghị hủy cả 2 bản án tử hình trước đó. Cũng từ đó đến nay, bà luôn theo dõi vụ án này. Điều gì thôi thúc bà làm vậy?
* Suy nghĩ của bà khi mà vụ án có những chứng cứ không vững chắc nhưng VKSND tỉnh Bình Phước vẫn nhiều lần đề nghị tử hình Lê Bá Mai? TAND tỉnh Bình Phước lúc tuyên tử hình, lúc phán vô tội rồi lại tuyên tù chung thân trong khi không bổ sung chứng cứ gì mới?
* Vì sao bà quyết định đi thực địa ngày 13-5? Qua chuyến đi đó, bà suy nghĩ gì về cách làm việc của CQĐT, VKSND cũng như số phận người bị cáo buộc, nạn nhân và gia đình họ?
- Tôi đọc báo thấy nói phiên tòa phúc thẩm ngày 6-5 hoãn xử theo đề nghị của luật sư Huỳnh Thế Tân nên bức xúc gọi điện thoại cho luật sư. Sau khi nghe luật sư trình bày, tôi rủ luật sư cùng đi thực địa. Mười năm nay, tôi bị thoái hóa khớp, đi lại rất khó khăn nhưng tôi nghĩ cái đau này không bằng cái đau của người bị cùm trong tù. Đau hơn cả là Nhà nước ta là nhà nước pháp quyền XHCN có hệ thống pháp luật tương đối hoàn chỉnh nhưng để cho một người có thể bị oan.
* Nếu tòa phúc thẩm vẫn quyết buộc tội Mai...?
Luật sư Trịnh Thanh,Trưởng Văn phòng Luật sư Người nghèo (Đoàn Luật sư tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu):
Cần trái tim nóng
Vụ án vẫn còn rất nhiều điều đáng nói. Sử dụng lời khai nhận còn nhiều mâu thuẫn, bất nhất làm chứng cứ buộc tội bị cáo; cấp sơ thẩm chỉ tập trung vào các chứng cứ buộc tội, bỏ qua các chứng cứ gỡ tội...
Ngoài ra, có ý kiến cho rằng khi cấp phúc thẩm hủy bản án đã tuyên Mai vô tội, để cấp sơ thẩm xử lại Mai theo hướng có tội thì cấp sơ thẩm khó lòng xử khác được.
Thực tế, án sơ thẩm lần này dựa vào những lập luận của án phúc thẩm, thậm chí sao chép cả cái sai của án phúc thẩm. Giờ đây, vụ án lại đưa lên cấp phúc thẩm, liệu tâm lý của cấp này có thay đổi, dù vụ án ít nhiều có diễn biến mới?
Để thay đổi tư duy, định kiến trước đây về vụ án, xem xét lại vụ án khách quan, toàn diện, xem ra cũng cần phải có trái tim nóng...
Luật sư Huỳnh Thế Tân, Trưởng Văn phòng Luật sư Tân & Đồng sự (Đoàn Luật sư TPHCM):
Phải tâm phục, khẩu phục
Thực sự đáng buồn, ngay khi xem những bản ảnh đầu tiên, tôi đã phát hiện ra rất nhiều sai sót, không thể hiểu nổi công tác điều tra, đặc biệt lại là việc điều tra lại, sau khi chánh án TAND Tối cao hủy án sơ, phúc thẩm năm 2005.
Tôi không biết, phiên tòa sắp tới sẽ diễn ra như thế nào nhưng tôi chỉ mong các luật sư chúng tôi sẽ được giành thời gian như pháp luật đã quy định, để việc thẩm vấn, tranh luận được thực hiện cho tới cùng, khi một trong hai bên - buộc tội và gỡ tội - thực sự tâm phục, khẩu phục.
T.Tiến - T.Trâm ghi
|
Đề nghị Ủy ban Tư pháp Quốc hội giám sát vụ án
TS Dương Thanh Biểu, nguyên phó viện trưởng VKSND Tối cao, từng ký quyết định kháng nghị, đề nghị hủy án sơ thẩm và phúc thẩm để điều tra, xét xử lại vụ án Lê Bá Mai vào tháng 12-2006. Dưới đây là ý kiến của ông về vụ án này.
Sau khi nhận được nhiều đơn đề nghị xem xét lại vụ án Lê Bá Mai “Hiếp dâm trẻ em” và “Giết người” theo thủ tục giám đốc thẩm, viện trưởng VKSND Tối cao đã phân công cán bộ và kiểm sát viên VKSND Tối cao trực tiếp nghiên cứu toàn bộ hồ sơ vụ án một cách cẩn trọng. Đồng thời, cử các kiểm sát viên về địa phương xác minh các nhân chứng, xem xét lại hiện trường vụ án.
Qua các tài liệu hồ sơ vụ án và những tài liệu đã được xác minh, tập thể lãnh đạo VKSND Tối cao xét thấy đây là vụ án không bắt được quả tang, bắt theo truy xét, lời khai của bị cáo lúc nhận tội, lúc chối tội.
Trong các lời khai nhận tội cũng chứa đựng nhiều mâu thuẫn với chính lời khai của bị cáo, mâu thuẫn với lời khai nhân chứng, mâu thuẫn với hiện trường vụ án và mâu thuẫn với vật chứng thu được. Ngoài ra, trong quá trình điều tra, xét hỏi bị can, thu thập và bảo quản vật chứng cũng có nhiều vi phạm nghiêm trọng.
Sau khi xét xử phúc thẩm (lần 1), bị cáo Mai lại kêu oan, cho rằng trong quá trình điều tra, bị cáo bị mớm cung, dụ cung... Chúng tôi thấy rằng bản án sơ thẩm và phúc thẩm (lần 1) kết tội và tuyên phạt bị cáo Mai tử hình về tội “Giết người” và “Hiếp dâm trẻ em” trong lúc chứng cứ còn rất yếu, quá trình điều tra lại vi phạm tố tụng. Vì vậy, chúng tôi mới có quyết định kháng nghị giám đốc thẩm, đề nghị Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao xét xử giám đốc theo hướng hủy cả 2 bản án sơ thẩm và phúc thẩm để điều tra lại từ đầu. Tôi thật sự phấn khởi và xúc động khi kháng nghị của viện trưởng VKSND Tối cao đã được Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao chấp nhận. Bởi vì, rất có thể từ đây, lẽ phải sẽ được các các cơ quan pháp luật làm rõ. Sau đó, tôi nghỉ theo chế độ.
Tuy nhiên, thông qua các nguồn thông tin đại chúng, tôi được biết ngày 24-5-2011, TAND tỉnh Bình Phước (xử sơ thẩm lần 2) đã tuyên Lê Bá Mai vô tội. Tôi rất vui mừng. Đây là kết quả của quá trình đấu tranh cam go và phức tạp, chân lý, lẽ phải đã được làm sáng tỏ. Một lần nữa chứng minh rằng các cơ quan pháp luật đã vượt qua biết bao khó khăn để đi đến tận cùng của sự thật, sự oan ức của thân phận con người đã được giải thoát khỏi vòng lao lý.
Gần đây, tôi lại nhận được thông tin, bản án sơ thẩm trên đây đã bị kháng nghị. Sau đó hành trình tố tụng lại tiếp tục từ đầu khi bản án sơ thẩm (lần 2) được phiên tòa phúc thẩm hủy án, yêu cầu xét xử lại.
Mới đây, Lê Bá Mai bị chính tòa án trước đây tuyên tử hình (lần 1), tuyên vô tội (lần 2) nay lại tuyên tù chung thân và ngày 20-5 sẽ xét xử phúc thẩm.
Qua đây tôi cảm nhận được vụ án này quá ư phức tạp, cả về đánh giá chứng cứ và quan điểm xử lý. Hy vọng tới đây, lãnh đạo các cơ quan VKSND Tối cao và TAND Tối cao sẽ phối hợp nghiên cứu thật kỹ vụ án này để có quyết định chính xác. Tôi cũng đề nghị Ủy ban Tư pháp của Quốc hội nên chăng, cần giám sát vụ án này một cách chặt chẽ.
Bên cạnh việc kiên quyết đấu tranh chống tội phạm, với trái tim nhân hậu, bao dung, dũng cảm, các nhà chức trách thực thi pháp luật cũng nên hướng đến thân phận con người suốt gần chục năm trời bị giam giữ trong vòng xoáy nghiệt ngã của thủ tục tư pháp, để có những quyết định hợp tình, hợp lý… Người xưa đã dạy: “Cứu một người là phúc đẳng hà sa”.
TS Dương Thanh Biểu (nguyên phó viện trưởng VKSND Tối cao) |
Bình luận (0)