xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Vụ lấp sông Đồng Nai: “Tôi sẽ đưa ra Quốc hội”

Thùy Dương - Bảo Trân

Đó là khẳng định của TS Đinh Xuân Thảo, Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp - Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Ông Lê Mạnh Hùng - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) - vừa có văn bản gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) về dự án “Cải tạo cảnh quan và phát triển đô thị ven sông Đồng Nai” (gọi tắt là dự án lấp sông Đồng Nai).

Bỏ qua nhiều quy định

Văn bản này cho biết theo tính toán và đề xuất của đơn vị tư vấn (Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam), UBND tỉnh Đồng Nai đã có Quyết định số 3569 ngày 1-12-2009 phê duyệt báo cáo đánh giá tác động dòng chảy sông Đồng Nai, đoạn từ cầu Hóa An đến cầu Ghềnh. Theo đó, đã xác định việc xây dựng công trình với tổng chiều dài 1.333 m, lấn ra phía sông: 50 m, 70 m và 100 m “không làm thay đổi đáng kể về chế độ thủy lực của dòng chảy đoạn sông, không gây ảnh hưởng sự thay đổi dòng chảy và tác động đến các đoạn bờ lân cận”. Tuy nhiên, Bộ NN-PTNT khẳng định còn một số nội dung chưa được đề cập trong tính toán lựa chọn phương án. Thứ nhất, các phương án tính toán cho các trường hợp lấp sông nêu trên chưa đề cập đến việc tính toán đối với cấp lưu lượng tạo lòng (là cấp lưu lượng tác động cơ bản đến hình thái lòng dẫn); chưa đề cập một số chỉ tiêu về thủy văn công trình, trong đó có hàm lượng ngậm cát (chỉ tiêu quan trọng trong bộ thông số đầu vào của mô hình tính toán) đã được quy định cụ thể tại TCVN 8419-2010 (theo báo cáo của Chi cục Phòng chống thiên tai khu vực miền Nam, tuyến kè đã được thi công cơ bản hoàn thành theo phương án lấn ra phía sông 100 m). Thứ hai là việc ảnh hưởng của điều tiết hồ chứa ở thượng nguồn. Thứ ba là sự gia tăng về mưa, dòng chảy lũ, nước biển dâng theo kịch bản biến đổi khí hậu được công bố. Từ đó, để bảo đảm ổn định lòng dẫn trong khu vực, Tổng cục Thủy lợi đề nghị Bộ TN-MT kiến nghị UBND tỉnh Đồng Nai chỉ đạo các cơ quan chức năng yêu cầu đơn vị tư vấn cập nhật, bổ sung đầy đủ các tài liệu về thủy văn công trình, thủy lực theo quy định tại TCVN 8419-2010, trong đó có xét đến ảnh hưởng của điều tiết hồ chứa ở thượng nguồn cũng như tác động của biến đổi khí hậu và các tài liệu về địa hình, địa chất trong khu vực; tính toán bổ sung với các cấp lưu lượng, trong đó có lưu lượng tạo dòng để so sánh, kiểm tra khả năng gây xói, bồi của lòng dẫn; đề xuất giải pháp phù hợp đáp ứng mục tiêu trước mắt và lâu dài.

Dự án lấp sông tại Đồng Nai hiện đã phải tạm dừng thi công Ảnh: XUÂN HOÀNG
Dự án lấp sông tại Đồng Nai hiện đã phải tạm dừng thi công Ảnh: XUÂN HOÀNG

Trước đó, ngày 23-4, Bộ NN-PTNT đã nhận được Công văn số 1275 của Bộ TN-MT về việc tổ chức kiểm tra thực hiện dự án lấp sông Đồng Nai, trong đó có công trình xây dựng tuyến kè thuộc bờ hữu sông Đồng Nai, thuộc phường Quyết Thắng, TP Biên Hòa.

Phải giải trình

TS Đinh Xuân Thảo - Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (QH) - cho biết theo quy định pháp luật, QH có quyền chất vấn Chủ tịch nước, Chủ tịch QH, Thủ tướng và các thành viên Chính phủ. “Nhưng đại biểu QH cũng như các cơ quan của QH có chức năng giám sát và chất vấn đối với tất cả cơ quan quản lý nhà nước trung ương và địa phương. Vì thế, đại biểu QH và các cơ quan của QH có quyền yêu cầu các bộ - ngành chức năng giải trình về dự án lấp sông Đồng Nai” - ông Thảo nói.

Cụ thể, theo ông Thảo, Bộ TN-MT phải có trách nhiệm trả lời vấn đề liên quan đến môi trường, tài nguyên nước; Bộ NN-PTNT trả lời vấn đề thủy lợi, Bộ Xây dựng trả lời về quy hoạch… Từ đó, các bộ - ngành phải đi điều tra, nắm tình hình để trả lời QH về thắc mắc của cử tri. Ngoài ra, Thủ tướng Chính phủ cũng có trách nhiệm yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai báo cáo sự việc khi cử tri, đại biểu QH, giới khoa học và báo chí lên tiếng.

TS Đinh Xuân Thảo cho biết tại kỳ họp QH diễn ra vào tháng 5-2015 này, ông sẽ nêu vấn đề dự án lấp sông Đồng Nai tại phiên bàn về giám sát tối cao, thảo luận về kinh tế - xã hội hay phiên chất vấn về việc dự án thực hiện có vi phạm quy hoạch, phải xác định rõ sự được mất trong hiệu quả kinh tế - xã hội của nó. “Theo quy định, tất cả các dự án đều phải có báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM). Vì thế, vấn đề đặt ra là dự án lấp sông Đồng Nai đã có ĐTM được các cơ quan có thẩm quyền thống nhất hay chưa? Tất cả những điều này phải được các bộ - ngành chức năng báo cáo đầy đủ” - ông Thảo khẳng định.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Lê Bộ Lĩnh cho biết đã yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai báo cáo về dự án lấp sông Đồng Nai và cử đoàn công tác vào làm việc với tỉnh này.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo