* Phóng viên: Hàng loạt vấn đề được cử tri quan tâm và gửi đến kỳ họp Quốc hội lần này thông qua Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, trong đó có vụ việc của Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines), ông nhìn nhận thế nào?
* Nhưng bộ chủ quản cứ vin vào kết luận thanh tra có sau khi bổ nhiệm để lý giải cho việc này, thưa ông?
* Sau Vinashin, nay đến Vinalines, việc xem xét trách nhiệm trong công tác quản lý cán bộ cần phải làm gì?
- Câu chuyện này mới xảy ra, cho nên việc xem xét để giải quyết chắc chắn ở phía trước. Còn nói đáp ứng kịp thời đòi hỏi của nhân dân, của cử tri thì có cái kịp, có cái đáp ứng chưa thể kịp. Quá trình này còn phải hoàn tất công tác điều tra, hoàn tất báo cáo về thanh tra. Cho nên, tôi nghĩ phải có thời gian, không phải dân đọc cái gì, ta yêu cầu gì thì Chính phủ đáp ứng được ngay.
* Là đại biểu Quốc hội, ông chờ đợi gì ở những người phải nhận trách nhiệm trong việc này?
- Tôi đề nghị có kết luận rõ ràng, minh bạch, công khai. Mình đừng có né tránh, bao biện gì cả, thực tế là thực tế. Chỉ có thực tế rõ ràng đó mới đem lại niềm tin cho nhân dân. Nếu xa thực tế, không đúng thực tế thì dân không thể tin. Vì dân cũng có thể tiếp cận được vấn đề mà cuộc sống diễn ra quanh họ.
* Quá trình tiếp xúc và lắng nghe cử tri, ông thấy thái độ của họ đối với những việc cụ thể như Vinalines thế nào?
- Tôi cũng không chỉ tập trung vào vụ việc này mà đất nước còn nhiều vấn đề khác. Lâu ngày mình không giải quyết được hết những vấn đề nhân dân quan tâm và lần nào tiếp xúc, người dân cũng nêu lên khiến cho mình là đại biểu Quốc hội cũng tự nhận thấy không hoàn thành nhiệm vụ. Lúc nào mình cũng nói chúng tôi tiếp thu, xin ý kiến cấp trên là chưa thuyết phục.
Giám định tư pháp: Quy về một mối? Dự kiến sẽ có Ngày Pháp luật Ngày 29-5, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Luật Giám định tư pháp. Đại biểu Đào Thị Xuân Lan (Hưng Yên) đồng ý với phương án tập trung công tác giám định pháp y về một đầu mối, bỏ giám định pháp y của ngành công an để tập trung vào ngành y tế.
Phương án này sẽ bảo đảm tính khách quan và chuyên nghiệp trong công tác giám định. Tuy nhiên, đại biểu Nguyễn Đức Chung (Phó Giám đốc Công an TP Hà Nội) cho rằng ngoài việc phải chịu trách nhiệm về kết quả giám định theo pháp luật, quy trình giám định tử thi cũng rất chặt chẽ và có sự tham gia của kiểm sát viên, luật sư, người làm chứng…
Đội giám định pháp y ở phòng kỹ thuật hình sự công an cấp tỉnh cũng độc lập hoàn toàn với cơ quan điều tra, nếu bỏ lực lượng này sẽ rất lãng phí.
Ngoài 2 luồng ý kiến trên, một số đại biểu kiến nghị nên hợp nhất 2 bộ phận thành một phòng pháp y, trong đó có cả đội ngũ y tế và công an. Nhiều ý kiến cũng đề cập vấn đề xã hội hóa công tác pháp y. Cùng ngày, Quốc hội đã thảo luận về dự án Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật. Một trong những vấn đề mới của dự thảo luật là sẽ có Ngày Pháp luật nhằm góp phần tăng cường ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật của xã hội. N.Quyết |
Bình luận (0)