Suốt 4 ngày qua, hàng trăm người dân địa phương đã đổ xô ra biển săn tìm cổ vật. Hàng chục tàu cá lớn nhỏ chen chúc nhau hút cát trên khu vực phát hiện tàu cổ bị đắm. Phía dưới đáy biển, các thợ lặn liên tục quần thảo, giành giật nhau khi phát hiện cổ vật. Thậm chí, đã xảy ra nhiều trường hợp xô xát giữa người dân.
Những cuộc mua bán chóng vánh
Giới buôn bán cổ vật cũng có mặt khắp nơi, khiến vùng quê Bình Châu không còn yên tĩnh. Những cuộc mua bán đã diễn ra với số tiền lên đến hàng tỉ đồng. Riêng trong đêm 9-9, chúng tôi chứng kiến một cuộc mua bán chóng vánh giữa người dân địa phương và giới săn tìm đồ cổ: 7 bát, đĩa bằng gốm sứ lấy từ khu vực tàu cổ bị chìm đã được bán cho giới mua đồ cổ với giá hơn 100 triệu đồng.
Theo những lời đồn đoán, hiện có 2 người trong xã Bình Châu đang sở hữu cổ vật khai thác được nhiều nhất là anh em T.Đ và T.D ở thôn Gành Cả, với số lượng lên đến hàng trăm bát, đĩa trị giá vài tỉ đồng. Đây là 2 người đầu tiên phát hiện vị trí tàu cổ bị chìm. Trong ngày 10-9, chúng tôi cố gắng tiếp cận 2 anh em này nhưng không được.
được người dân bán cho giới buôn bán đồ cổ
Cổ vật trên 500 năm tuổi
Ông Nguyễn Thanh Hùng, cũng xác nhận tàu cổ vật này là tàu thứ 3 được phát hiện ở thôn Châu Thuận. Hai tàu trước cũng do người dân phát hiện và được trục vớt cách đây vài năm.
Thuê đơn vị trục vớt cổ vật Chiều 10-9, UBND tỉnh Quảng Ngãi có buổi họp khẩn để tìm phương án xử lý những cổ vật ở tàu bị đắm. Phương án cuối cùng được thống nhất là thuê một đơn vị có đủ năng lực, sau đó tỉnh sẽ cấp phép khai thác cổ vật theo điều 38 của Luật Di sản. Ông Lê Quang Thích, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi, chỉ đạo Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch phải có phương án khai quật trình UBND tỉnh trong thời gian sớm nhất báo cáo Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch về quá trình khai thác, chịu trách nhiệm chính trong quá trình khai thác... |
Bình luận (0)