xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Xăng dầu, bảo hiểm có quá nhiều “vấn đề”

THẾ KHA

Ngày 25-7, Kiểm toán Nhà nước tổ chức họp báo công bố kết quả kiểm toán năm 2012 về niên độ ngân sách 2011

Tại buổi họp báo, Kiểm toán Nhà nước (KTNN) cho biết các doanh nghiệp xăng dầu chưa tuân thủ đầy đủ các quy định về quản lý kinh doanh xăng dầu.

Lỗ to, “sếp” Petrolimex vẫn hưởng lương cao

Trong đó, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) áp dụng tỉ giá của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) để tính giá cơ sở, không sử dụng tỉ giá bình quân của các ngân hàng thương mại theo quy định tại Nghị định 84/2009 về kinh doanh xăng dầu. Một số tổng đại lý, đại lý mua xăng dầu tại nhiều đầu mối nhập khẩu kinh doanh xăng dầu vi phạm Nghị định 84. Công ty TNHH MTV Dầu khí TPHCM (Saigonpetro) xây dựng mức thù lao cho đại lý, tổng đại lý không có cơ sở, chênh lệch lớn giữa các giai đoạn, khác biệt giữa các khách hàng và chưa đúng quy định chung của công ty.

Ngoài ra, chính sách điều hành giá bán xăng dầu, việc quản lý, sử dụng quỹ bình ổn giá (BOG) xăng dầu còn bất cập như giai đoạn kinh doanh lỗ vẫn phải trích quỹ BOG, nhiều thời điểm không còn số dư nhưng vẫn phải sử dụng quỹ. Việc thay đổi mức trích, chi quỹ BOG không hoàn toàn bám sát sự biến động giá cả của thị trường nên doanh nghiệp bị động, mất nhiều thời gian để tính toán số liệu theo từng chu kỳ; việc cấp hạn mức nhập khẩu xăng dầu theo năm có thể dẫn đến tình trạng thị trường mất cân đối nguồn cung xăng dầu trong ngắn hạn.

img
Nhiều doanh nghiệp xăng dầu chưa tuân thủ đầy đủ các quy định về kinh doanh.
Trong ảnh: Tại một cửa hàng xăng dầu ở TP HCM. Ảnh: HỒNG THÚY

Số liệu của KTNN cho thấy năm 2011, Petrolimex kinh doanh thua lỗ 1.671 tỉ đồng. Tuy nhiên, việc phân phối quỹ tiền lương giữa các đơn vị trong tập đoàn và giữa các bộ phận trong đơn vị còn chưa hợp lý, chưa tương xứng với hiệu quả sản xuất kinh doanh. Công ty mẹ (Petrolimex) và các công ty con xây dựng đơn giá tiền lương chung cho khối kinh doanh xăng dầu, sau đó tập đoàn giao đơn giá tiền lương cho các đơn vị trên cơ sở đơn giá tiền lương tổng hợp; không xây dựng, quyết toán đơn giá tiền lương riêng. KTNN không đưa ra con số về lương của lãnh đạo Petrolimex nhưng theo trả lời báo chí hồi cuối năm 2012 của ông Trần Ngọc Năm, Phó Tổng Giám đốc Petrolimex, thì ông đang hưởng lương 40 triệu đồng/tháng, còn chủ tịch HĐQT Petrolimex lương hơn 50 triệu đồng/tháng.

Trả lời báo chí về việc Petrolimex kinh doanh thua lỗ nhưng lãnh đạo vẫn hưởng lương cao là phù hợp không, đại diện KTNN cho biết đơn vị này tham gia bình ổn thị trường giá xăng dầu và mức lương của các cấp lãnh đạo đã được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phê duyệt nên hoàn toàn phù hợp với các quy định hiện hành. Ông Lê Minh Khái, Phó Tổng KTNN, cho biết cơ chế tiền lương, đặc biệt cho các cấp lãnh đạo, các đơn vị hiện còn nhiều bất cập. KTNN đã có nhiều kiến nghị về vấn đề này và vừa qua Chính phủ đã ban hành quy định mới về điều chỉnh các khoản tiền lương chi trả, làm sao cho hợp lý, chính xác.

Cấp trùng thẻ BHYT gây lãng phí hơn 100 tỉ đồng

Liên quan đến việc cấp trùng thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) tràn lan mà Báo Người Lao Động ngày 17-7 đã phản ánh, ông Lê Minh Khái cho biết KTNN đã kiến nghị Bộ Tài chính rà soát lại toàn bộ việc cấp thẻ BHYT tại 63 tỉnh, thành. KTNN cũng vừa hoàn tất giai đoạn 1 kiểm toán việc cấp thẻ BHYT cho người nghèo tại 8 tỉnh. Qua đó, phát hiện số tiền lãng phí do cấp trùng thẻ lên tới trên 100 tỉ đồng. Thậm chí, có tỉnh đã rà soát nhưng KTNN vẫn phát hiện số liệu cấp trùng thẻ BHYT nhiều hơn.

“Việc cấp thẻ BHYT được thực hiện từ chính quyền cấp xã nên đã xảy ra tình trạng một người có tới 3-5 thẻ. Điều này gây lãng phí lớn cho ngân sách nhà nước, ảnh hưởng trực tiếp tới quyền lợi của người sử dụng thẻ BHYT” - ông Khái nhận định. Trước mắt, KTNN đã kiến nghị thu hồi nộp ngân sách nhà nước 6,43 tỉ đồng do quyết toán trùng kinh phí ngân sách hỗ trợ đối tượng chính sách được nhà nước cấp thẻ BHYT.

Ngoài ra, tình trạng nợ, chậm nộp các loại bảo hiểm xảy ra ở hầu hết các tỉnh, thành; trong đó có nhiều doanh nghiệp ngoài nhà nước, dẫn đến số nợ đọng bảo hiểm lớn (đến hết năm 2011, tổng số nợ bảo hiểm là trên 6.420 tỉ đồng). KTNN nhận định vai trò quản lý của cơ quan bảo hiểm xã hội còn hạn chế trong việc kiểm soát, sử dụng quỹ BHYT, dẫn đến tình trạng lạm dụng quỹ BHYT vẫn xảy ra ở các cơ sở khám chữa bệnh, mất công bằng và nguy cơ mất cân đối quỹ BHYT trong tương lai. Nguy hiểm hơn là việc quản lý quỹ bảo hiểm nhàn rỗi và đầu tư quỹ bảo hiểm nhàn rỗi. Đến hết năm 2011, tổng nguồn quỹ bảo hiểm nhàn rỗi có thể đầu tư là 183.504 tỉ đồng, tổng số tiền đã đầu tư là 180.962 tỉ đồng.

Qua kiểm toán cho thấy Bảo hiểm Xã hội Việt Nam chưa có phương án đầu tư cụ thể cho từng thời kỳ, chưa hoàn toàn đầu tư tập trung qua đầu mối của các ngân hàng thương mại, có dấu hiệu vi phạm pháp luật trong việc cho Công ty Cho thuê tài chính II thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vay từ quỹ bảo hiểm nhàn rỗi, dẫn đến khó có khả năng thu hồi, nguy cơ làm tổn thất quỹ lên đến hơn 1.052 tỉ đồng.

Quản lý ngoại hối chưa nghiêm

KTNN cho biết việc thực hiện chính sách quản lý ngoại hối của nhà nước tại nhiều nơi còn sai sót, chưa nghiêm. Điển hình là việc Tổng Công ty Lương thực miền Nam (Vinafood 2) bán 259,8 triệu USD cho các ngân hàng thương mại lấy 186,4 triệu EUR, đồng thời bán số EUR này lấy VNĐ tại thời điểm nhận để thu được khoản chênh lệch tương đương 189 tỉ đồng; Công ty Vinacafe Đà Lạt bán USD cho 4 ngân hàng thương mại thông qua ngoại tệ khác (EUR) với tỉ giá cao hơn so với quy định. Ngoài ra, một số đơn vị thành viên thuộc Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) mua USD của ngân hàng thương mại phải thanh toán vượt tỉ giá trần theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo