xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Xin "kinh doanh" trẻ mồ côi: Cấp phép hay không?

Nhóm phóng viên thời sự

Dư luận đang rất quan tâm cơ sở nuôi trẻ mồ côi Tiên Phước 2 là nơi hoạt động vì mục đích từ thiện hay thực chất là “kinh doanh” từ thiện trên thân xác trẻ mồ côi

Việc bà Nguyễn Thị Vân, chủ cơ sở nuôi trẻ mồ côi Tiên Phước 2 (số 17/66/26 Liên khu 5-6, phường Bình Hưng Hòa B, quận Bình Tân - TPHCM), đang ráo riết “chạy” giấy phép để tiếp tục mở một cơ sở mới sau khi Tiên Phước 2 bị buộc đóng cửa đang được dư luận hết sức quan tâm. Bởi mục đích cao cả nhất của việc thành lập cơ sở bảo trợ xã hội, cơ sở nuôi trẻ mồ côi, bất hạnh là góp phần chăm sóc về vật chất, y tế, tinh thần, văn hóa, nghề nghiệp cho đối tượng được bảo trợ xã hội nên luôn được Nhà nước khuyến khích. Tuy nhiên, cũng hết sức cẩn trọng, tránh trường hợp lợi dụng hoạt động cơ sở bảo trợ xã hội để trục lợi trên chính các đối tượng được bảo trợ xã hội và lợi dụng lòng hảo tâm của người khác.
 
img
 
Căn nhà này đang được bà Vân ráo riết “chạy” xin giấy phép để mở cơ sở nuôi trẻ mồ côi mới sau khi Tiên Phước 2 bị buộc đóng cửa. Ảnh: QUÝ LÂM

Làm từ thiện hay “kinh doanh” từ thiện?

Như nhiều bài báo trước chúng tôi đã đề cập, trong văn bản gửi cơ quan chức năng, bà Nguyễn Thị Vân luôn cho rằng Tiên Phước 2 là nơi hoàn toàn hoạt động vì mục đích từ thiện, chăm sóc, nuôi dạy trẻ bị bỏ rơi, lang thang cơ nhỡ... Tuy nhiên, trên thực tế không hẳn như vậy, cơ quan chức năng đã phát hiện tại Tiên Phước 2 có nhiều bê bối trong việc chăm sóc sức khỏe trẻ mồ côi cũng như sử dụng nguồn tiền tài trợ của các nhà hảo tâm.
 
Chưa kể, bà Vân còn giả mạo cả danh nghĩa của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, tự làm con dấu đóng vào thư ngỏ gửi đi khắp nơi nhằm lừa gạt các nhà hảo tâm để xin tiền. Ngoài ra trước đây, khi 13 trẻ mồ côi chưa được các cơ quan chức năng giải thoát khỏi Tiên Phước 2, cha của em Đào Quốc Khánh (13 tuổi) phát hiện con mình phải làm các công việc của “vú em”, “ô sin” quần quật suốt ngày nên đến năn nỉ xin đón cháu về với gia đình nhưng bà Vân cự tuyệt, đòi đưa “100 triệu đồng công nuôi dưỡng…”.

Với những sự việc trên hẳn không khó để xác định cơ sở Tiên Phước 2 có thật sự là nơi hoàn toàn hoạt động vì mục đích từ thiện, chăm sóc, nuôi dạy trẻ bị bỏ rơi, lang thang cơ nhỡ hay thực chất là “kinh doanh” từ thiện trên thân xác trẻ mồ côi?  
 
img
 
Đây là thư ngỏ do bà Vân giả mạo danh nghĩa Giáo hội Phật giáo Việt Nam để xin tiền các nhà hảo tâm

Chưa xem xét việc cấp phép

Theo luật sư Ngô Đình Hoàng, Đoàn Luật sư TPHCM, nếu người xin cấp phép thành lập cơ sở bảo trợ xã hội đã có tì vết xấu thì chính quyền địa phương và cơ quan chức năng càng nên thẩm định thật kỹ trước khi cấp phép. Việc thẩm định ngoài việc xem xét về điều kiện cơ sở vật chất, môi trường, vị trí cơ sở, chăm sóc, nuôi dưỡng, nhân sự, tài chính, quản lý đã đáp ứng được theo quy định của pháp luật hay chưa, còn cần đi sâu xem xét tư cách đạo đức của người đứng đầu cơ sở xem có đúng họ có tâm thực sự và không gắn bất kỳ lợi ích cá nhân vào trong đó hay không. Nếu cần thiết,  nên xác minh tài sản của họ dùng để tạo cơ sở vật chất cho cơ sở bảo trợ xã hội có nguồn gốc từ thu nhập hợp pháp hay không.
 
Nếu có căn cứ cho rằng tài sản đó có nguồn gốc từ việc trục lợi do hành vi hoạt động cơ sở bảo trợ xã hội trái phép trước đó mà ra thì cần cương quyết bác hồ sơ. “Có như thế  mới bảo đảm tính trong sáng, lành mạnh trong hoạt động nhân đạo xã hội và bảo đảm các đối tượng được bảo trợ xã hội đúng tôn chỉ, mục đích mà Nhà nước và xã hội mong muốn”- luật sư Hoàng khẳng định.

Cùng quan điểm, bà Nguyễn Thị Tuyết Nhung, Phó Giám đốc Sở LĐ-TB-XH TPHCM, cho rằng việc thành lập một cơ sở bảo trợ ngoài công lập trước hết phải tuân thủ các quy định tại Nghị định 68/CP của Chính phủ. “Nhà nước khuyến khích các tổ chức, cá nhân, tôn giáo tham gia công tác bảo trợ xã hội nhưng phải tuân thủ đúng pháp luật. Riêng trường hợp của bà Vân, sở sẽ chỉ đạo phòng bảo trợ xã hội xem xét kỹ, có ý kiến với chính quyền địa phương và sẽ có những can thiệp kịp thời, phù hợp”.

Trao đổi với chúng tôi, bà Nguyễn Thị Hồng Bạch, Trưởng Phòng LĐ-TB-XH quận Bình Tân, cho biết trước đây bà Vân có gửi hồ sơ xin cấp phép hoạt động cơ sở bảo trợ xã hội nhưng quận đã có thông báo từ chối vì xét thấy không đủ điều kiện. “Nay bà Vân xin thành lập cơ sở mới, chúng tôi vẫn chưa nhận được hồ sơ. Khi nào phường chuyển lên, chúng tôi sẽ xem xét và trả lời cụ thể”-bà Bạch nói.
 
Còn ông Phạm Văn Mười, Phó Chủ tịch UBND quận Bình Tân, cho biết trước mắt quận đã xử lý theo đề nghị của thanh tra Sở LĐ-TB-XH TP, đó là buộc chấm dứt hoạt động trái phép tại Tiên Phước 2. Bên cạnh đó, UBND quận cũng đang chỉ đạo các đơn vị, đặc biệt là Phòng LĐ-TB-XH và công an, tập trung xử lý tiếp các sai phạm của chủ cơ sở này.
 
“Xù” tiền xây dựng Mái ấm Hoa Sen?

Những “lùm xùm” ở Tiên Phước 2 chưa dừng lại ở đó. Công ty Vina Nguyễn hiện đang tiến hành các thủ tục khiếu nại, tố cáo bà Vân đã vi phạm hợp đồng, cố tình quỵt hơn 100 triệu đồng tiền xây dựng tòa nhà công trình “Mái ấm Hoa Sen”, nơi mà bà Vân đang ráo riết “chạy” xin cấp phép làm cơ sở nuôi trẻ mồ côi.
 
Phản ánh với phóng viên Báo Người Lao Động, ông Nguyễn Thi Nhân, Giám đốc Công ty Vina Nguyễn, cho biết công ty của ông nhận xây tòa nhà nói trên cho bà Vân với giá trị phần nhân công là hơn 236 triệu đồng.
 
Do nghĩ đây là công trình phục vụ trẻ mồ côi nên công ty đã giảm xuống còn 190 triệu đồng, phần chênh lệch coi như làm từ thiện. Tuy nhiên, đến nay công trình đã xây xong hơn một tháng nhưng bà Vân không trả số tiền còn thiếu. Mặc dù sự việc đã được Ban Điều hành khu phố 9, phường Bình Hưng Hòa B tổ chức cho hai bên hòa giải, song bà Vân vẫn tuyên bố: Không trả!
Đề nghị cơ quan công an vào cuộc

Gia đình cháu Đào Quốc Khánh, các thành viên diễn đàn Webtretho và Traitimnhanai đã làm đơn đề nghị cơ quan cảnh sát điều tra Công an TPHCM làm rõ các dấu hiệu ngược đãi, bóc lột trẻ em xảy ra tại cơ sở nuôi trẻ mồ côi Tiên Phước 2.
 
Nhiều người dân cũng cho biết sẵn sàng tố cáo, đối chứng và cung cấp thông tin về những vi phạm của chủ cơ sở Tiên Phước 2.

Ông Đào Quốc Việt, cha bé Khánh, cho biết sau khi 13 trẻ được giải thoát khỏi Tiên Phước 2, Khánh đã được về đoàn tụ gia đình và hiện đang theo học tại Trường THCS Lê Anh Xuân (quận 11, TPHCM). “Khi đưa cháu về, gia đình phát hiện trên cơ thể cháu có rất nhiều vết sẹo.
 
Ngoài ra, cháu còn bị ù và lãng một bên tai, tôi đang cho cháu đi khám bệnh vì thấy sức khỏe có vấn đề. Nếu đây là hậu quả của sự bạo hành xảy ra ở Tiên Phước 2, gia đình tôi sẽ làm đơn kiện đòi bồi thường”- ông Việt cho biết.
 
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo