xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Xóa kỳ thị về người đồng tính

THẾ KHA

Dự thảo Hiến pháp sửa đổi 1992 sẽ tính tới việc bảo đảm quyền lợi của nhóm người đồng tính, song tính, dị tính và chuyển đổi giới tính

Ngày 10-5, lần đầu tiên vấn đề người đồng tính, song tính, chuyển giới (thuật ngữ chuyên môn gọi tắt là LGBT) được các đại biểu Quốc hội lắng nghe và thảo luận tại một diễn đàn chính thức do Viện Nghiên cứu Lập pháp thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (ISEE) phối hợp tổ chức.

img

Bà Nguyễn Thị Thanh Thủy rất ân hận khi hành hạ con phải nhập viện tâm thần điều trị. Ảnh: ĐỖ DU

Rào cản: Định kiến xã hội

Nhiều bậc phụ huynh tham dự hội thảo không giấu được những giọt nước mắt khi kể về việc cả gia đình mình từng hành hạ những đứa con như thế nào. Bà Nguyễn Thị Thanh Thủy (ngụ quận 9 - TPHCM) cho biết cả nhà đã vô cùng hoảng hốt khi đứa con trai thừa nhận là người đồng tính. “Chồng tôi gọi nó là đồ sâu bọ, còn tôi thì hét lên với nó và tụi bạn đồng tính là “đem chúng bay đi bắn hết đi” khi thấy chúng dẫn nhau về nhà chơi” - bà Thủy nói.

Vợ chồng bà Thủy đã tìm mọi cách để “chữa bệnh” cho con, từ việc đưa đi xét nghiệm máu, nhờ thầy cúng đuổi “người nữ” khỏi cơ thể con trai mình bằng cách đánh, chọc vào những chỗ hiểm trên cơ thể Trong 10 năm bị gia đình kỳ thị, con trai bà Thủy đã 1 lần tự tử và 2 lần vào trại tâm thần.
Thời gian chăm sóc con tại bệnh viện, bà Thủy đã tìm hiểu và biết rằng phải thay đổi định kiến vì con không có bệnh và tội tình gì khi sinh ra đã như vậy. “Bây giờ, tôi chỉ mong con mình được tự do yêu thương, không bị xã hội kỳ thị, có công ăn việc làm để tự chăm sóc bản thân” - bà Thủy nghẹn giọng.

Ông Lê Quang Bình, Viện trưởng ISEE, cho biết đến giờ vẫn chưa có cuộc điều tra nào ước lượng số người đồng tính ở Việt Nam. Tuy nhiên, các nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra rằng có khoảng 1%-9% người ở độ tuổi sinh hoạt tình dục nhận mình đồng tính và song tính. Nếu lấy tỉ lệ trung bình, an toàn mà nhiều nhà khoa học thừa nhận là 3% thì người đồng tính, song tính ở Việt Nam trong độ tuổi từ 15 - 49 là hơn 1,6 triệu.

Theo ông Bình, cộng đồng LGBT đang đứng trước rất nhiều khó khăn và thách thức. Thách thức lớn nhất là thái độ định kiến và phân biệt đối xử, từ trong gia đình, trường học, các cơ sở y tế và truyền thông. “Điều đó đòi hỏi pháp luật phải có những thay đổi để dần xóa bỏ những rào cản xã hội như hiện nay” - ông Bình kiến nghị.

Khoảng trống pháp luật

TS Đinh Xuân Thảo, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Lập pháp, cho biết điều 52 Hiến pháp năm 1992 quy định: “Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật”. Điều này đồng nghĩa với việc pháp luật không thừa nhận cũng như không cho phép có bất kỳ sự phân biệt đối xử nào vì lý do giới tính hay xu hướng tính dục của cá nhân. Tuy nhiên, trên thực tế, những vấn đề của cộng đồng nhóm người LGBT vẫn đang là một khoảng trống trong chính sách, pháp luật Việt Nam.

Hiến pháp 1992 và Luật Hôn nhân - Gia đình hiện hành khi đề cập vấn đề hôn nhân đã quy định “nam nữ đến tuổi kết hôn thì được tự do kết hôn”. Điều này đã gạt quyền lợi của nhóm LGBT ra ngoài. Hơn nữa, từ khuyến cáo của Liên Hiệp Quốc cũng như việc một số nước trên thế giới thừa nhận hôn nhân đồng tính đã khiến Ban Soạn thảo Hiến pháp 1992 sửa đổi đã quyết định dùng từ “mọi người” thay vì “nam, nữ”.

GS Nguyễn Minh Thuyết, nguyên phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, cho rằng rào cản lớn nhất hiện nay đối với LGBT là định kiến xã hội chứ không phải pháp luật. Tuy nhiên, những rào cản này cũng đã thay đổi theo hướng tích cực trong khoảng 2-3 năm nay. Ông Thuyết tin rằng sự công khai của các bạn LGBT với những hoạt động xã hội sôi nổi và động thái gần đây trong quan điểm sửa Luật Hôn nhân - Gia đình của Bộ Tư pháp cũng như Ban Soạn thảo Hiến pháp là cơ hội để xóa bỏ định kiến.

Cần thay đổi trên CMND

TS Đinh Xuân Thảo cho rằng việc CMND mới yêu cầu ghi cả giới tính (nam, nữ) cũng đang đặt người chuyển giới vào tình huống tiến thoái lưỡng nan khi giới tính trên giấy tờ khác với thể hiện giới tính của họ nên cần xem xét thay đổi.

Theo điều tra của ISEE, những người chuyển giới đang gặp rất nhiều khó khăn hoặc không thể sử dụng một số dịch vụ như mua vé máy bay… do CMND và hình hài thực tế quá khác nhau.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo