xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Xóa nợ thuế là không công bằng

Thùy Dương - Nguyễn Quyết

Chiều 13-11, QH tiếp tục thảo luận về dự án Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật về thuế và dự án Luật Thuế xuất khẩu, Thuế nhập khẩu (sửa đổi).

ĐB Trương Văn Vở (Đồng Nai) bày tỏ quan điểm không nhất trí với việc xóa các khoản nợ về thuế, tiền phạt chậm nộp của đối tượng nộp thuế là doanh nghiệp (DN) nhà nước thuộc danh sách cổ phần hóa (CPH), giao bán, sáp nhập như dự thảo nêu.

“Cần xem xét từng trường hợp cụ thể theo hướng chỉ xóa nợ khi phát sinh nợ do lỗi của cơ quan nhà nước, như DN cung ứng hàng hóa dịch vụ được thanh toán bằng vốn ngân sách hoặc có nguồn từ ngân sách nhưng chưa được thanh toán kịp thời. Không nên xóa cho các đối tượng khác bởi mọi công dân phải có nghĩa vụ đóng thuế và không thể chấp nhận tình trạng DN lợi thì hưởng mà lỗ thì nhà nước gánh chịu, nhà nước ở đây là dân” - ĐB Vở nói và nhấn mạnh thêm: “Khi CPH thì DN tiếp nhận DN sau này phải thực hiện cả quyền và trách nhiệm, trong đó có trả nợ thuế.

 

Hướng dẫn doanh nghiệp làm thủ tục nộp thuế tại Cục Thuế TP HCM Ảnh: TẤN THẠNH
Hướng dẫn doanh nghiệp làm thủ tục nộp thuế tại Cục Thuế TP HCM Ảnh: TẤN THẠNH

 

Theo ĐB Danh Út (Kiên Giang), xóa nợ thuế là không công bằng, không bình đẳng theo Hiến pháp. Làm ăn thua lỗ, thậm chí tiêu cực mà xóa là khuyến khích làm ăn phi pháp. Xóa nợ thuế ở đây là trường hợp cá biệt, không nên đưa vào luật mà đưa vào dự toán nghị quyết hằng năm của QH.

ĐB Hồ Thị Thủy (Vĩnh Phúc) cho rằng giảm thuế tiêu thụ đặc biệt với ô tô là cần thiết song cần cân nhắc kỹ để bảo đảm lợi ích giữa người tiêu dùng, DN và nhà nước. “Đề nghị giữ nguyên thuế tiêu thụ đặc biệt với ô tô hoặc chỉ giảm ở mức thấp từ nay đến năm 2018, sau đó QH sẽ xem xét thay đổi từng loại thuế ô tô” - bà Thủy đề xuất và phân tích thêm chỉ riêng giảm thuế nhập khẩu xe nguyên chiếc của ASEAN thì đã có thể thúc đẩy người tiêu dùng mua ô tô gây hệ quả lớn cho xã hội khi hạ tầng chưa cải thiện. Mặt khác, sản xuất xe trong nước không đủ thời gian để chuẩn bị đầu tư, cắt giảm chi phí, tăng tỉ lệ nội địa hóa… nên chắc chắn để mất thị trường. Về phía nhà nước, phương án giảm thuế suất đối với các dòng xe dung tích nhỏ đồng thời tăng thuế suất với các dòng xe dung tích lớn sẽ ảnh hưởng bất lợi đến thu ngân sách.

Góp ý cho dự thảo Luật Thuế xuất khẩu, Thuế nhập khẩu (sửa đổi), ĐB Nguyễn Sỹ Cương (Ninh Thuận) cho rằng quy định các DN ưu tiên phải nộp thuế trước khi thông quan hoặc giải phóng hàng như các DN khác là chưa hợp lý và chưa phù hợp với thông lệ quốc tế, chưa thể hiện sự ưu đãi đối với các DN này.

 

ĐB Nguyễn Ngọc Hòa (TP HCM):

Quan trọng là cải cách thủ tục thông quan!

Việc cắt giảm thuế xuất nhập khẩu là việc tất yếu phải làm theo lộ trình, không cần bàn nhiều. Nhưng điều quan trọng mà các DN quan tâm là thời gian và thủ tục để họ hoàn tất việc khai quan, thông quan. Do đó, phải cải thiện các thủ tục, như: áp giá tính thuế, thời gian giải phóng lô hàng... Nếu thời gian giải phóng hàng trong 3 ngày được rút ngắn còn 1 ngày thì DN lợi 2 ngày, đồng vốn quay lại sớm hơn 2 ngày. Đặc biệt, tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) thì không chỉ đơn thuần là vấn đề thuế suất mà còn bao gồm hoàn thiện, cải thiện trình tự để đi theo thông lệ quốc tế, giúp DN giải phóng hàng nhanh nhất. TPP còn có cơ chế đặc thù cho DN làm ăn nghiêm chỉnh 1-2 năm được giải phóng hàng sớm.

Ph.Nhung ghi

 

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo