Ngày 6-8, các nhà khoa học và chuyên gia trong lĩnh vực tài nguyên - môi trường, bảo tồn sinh học… đã có chuyến khảo sát thực tế Vườn Quốc gia Cát Tiên tại khu vực xã Đồng Nai Thượng, huyện Cát Tiên - Lâm Đồng, nơi dự kiến xây dựng Thủy điện Đồng Nai 6.
Nhiều loài quý hiếm bị “bỏ quên”
Khác với những báo cáo chung chung của Bộ NN-PTNT, rằng khu vực dự án chỉ là rừng gỗ nghèo, rừng nghèo hỗn giao…, chúng tôi đã bắt gặp khá nhiều loài cây quý có tên trong Sách đỏ của Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên quốc tế, như: cẩm lai, trắc, mun, kơ-nia…, trong đó nhiều cổ thụ đến 3 vòng tay người ôm mới kín.
TS Vũ Ngọc Long, Viện Sinh học nhiệt đới, lúc phát hiện loài hùng lan Việt. Ảnh: THU SƯƠNG
“Họ không biết quý rừng”!
Tỏ ra tâm huyết và quan tâm nhiều đến thông tin dự án thủy điện sẽ được khởi công ngay đầu nguồn con sông này, ông Nguyễn Lắm, gần 60 tuổi, bức xúc: “Tại sao lại có thể suy nghĩ thiển cận như vậy được, chỉ vì mục đích nào đó mà làm ảnh hưởng đến con cháu mai sau là không được. Thủy điện đã băm nát con sông này rồi. Thủy điện có thể làm hoặc không làm nhưng vườn thì cần phải bảo vệ vì không dễ gì trồng lại được”.
Có mặt trong chuyến khảo sát, ông Vũ Ngọc Lân, Phó Giám đốc Vườn Quốc gia Cát Tiên, nhận xét: “Họ không biết quý rừng, họ chỉ chăm chăm thực hiện ý đinh đem lại cái lợi cho mình mà thôi”.
Chiều 6-8, đứng giữa khu rừng hoang sơ, ngay sát bên mép nước thượng nguồn sông Đồng Nai, một nhà khoa khọc chuyên về môi trường đã thốt lên: “Đây chắc chắn là những thủy điện cuối cùng trên sông Đồng Nai. Họ sẽ không xây dựng thêm bởi sẽ không còn có lợi kinh tế nữa nhưng hỡi ôi, thủy điện đã lên đến tận điểm đầu nguồn sông rồi. Họ sẽ không thêm thủy điện khác nữa nhưng sông và rừng cũng đã bị băm nát cả rồi”.
Những thực tế ghi nhận trong chuyến khảo sát sẽ được trình bày trong buổi hội thảo hôm nay, 7-8, về quản lý tổng hợp rừng đầu nguồn và lưu vực sông Đồng Nai - trường hợp Thủy điện Đồng Nai 6 và 6A, do Liên hiệp Các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam, Vườn Quốc gia Cát Tiên và Mạng lưới Sông ngòi Việt Nam đồng tổ chức.
Rừng quý, không phải rừng nghèo! Theo TS Vũ Ngọc Long, khu vực dự kiến xây đập thủy điện Đồng Nai 6 có giá trị bảo tồn đa dạng sinh học rất cao. Thứ nhất, vì có khu vực này nên có nhiều loài đặc hữu của vùng, còn khá nguyên sơ, chưa có tác động lớn. Thứ hai, hệ sinh thái hỗn giao giữa gỗ, tre, nứa… giúp thoát nước tốt. Thứ ba, rừng hỗn giao này có đan xen thảm thực vật đặc trưng bên dưới, tạo ra một thảm mùn tốt để giữ nước.
“Rừng này rất giàu đối với môi trường và bảo tồn sinh học. Khu vực này là rừng quý chứ không phải rừng nghèo!”- TS Long nhấn mạnh.
Hùng lan Việt - một loài đặc hữu ở vùng Cát Lộc, được tìm thấy trong chuyến khảo sát ngày 6-8 Ngoài ra, với 26 loài thú quý hiếm xếp trong Sách đỏ Việt Nam và 22 loài thú quý hiếm bị đe dọa xếp trong danh lục đỏ thế giới, như: tê giác một sừng (loài cực kỳ nguy cấp), hổ Đông Dương, voọc chà vá chân đen, bò tót…, khu hệ thú rừng Cát Lộc còn rất giá trị về mặt bảo tồn nguồn gien và đa dạng sinh học. |
Sông Đồng Nai giờ là... sông Hồng Gặp gỡ trước hội thảo về vấn đề thủy điện và Vườn Quốc gia Cát Tiên, nhiều nhà nghiên cứu môi trường chỉ vào dòng sông Đồng Nai vùng thượng nguồn rồi chua xót: “Sông Đồng Nai bây giờ cũng là sông Hồng rồi”. TS Kỷ Quang Vinh, ĐH Cần Thơ, lấy mẫu nước sông Đồng Nai để nghiên cứu Chúng tôi chợt nhận ra tất cả những lần đến đây đều thấy dòng sông này trong tình trạng một màu đục ngầu.
Chị Trần Thị Xuân, một người dân sinh sống bên sông, trăn trở: “Nhiều năm nay rồi, sông chỉ đục ngầu thế thôi. Màu trong xanh chỉ có cách đây cả 10 năm, khi tôi mới về khu này ở”.
|
Bình luận (0)