Vụ việc nhức nhối xảy ra tại xã Lộc Phú, huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng) mà Báo Người Lao Động từng thông tin khi nơi đây có hàng loạt cây rừng gồm: Thông 3 lá, bạch đàn cổ thụ… bị ken gốc, đốt gốc và đổ thuốc sâu đầu độc làm cây chết với diện tích lên đến 4 ha nhằm mục đích chiếm đất sản xuất.
Clip - Rừng ở Lâm Đồng bị tàn phá lấn chiếm đất sản xuất
Ngày 25-2, ông Nguyễn Ngọc Nhi, Chủ tịch UBND huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng), đã ký công văn giao các cơ quan chức năng huyện vào cuộc kiểm tra, làm rõ thông tin báo chí nêu tại tiểu khu 442 thôn 6 - Nao Quang (xã Lộc Phú).
Đốt gốc
Theo đó, Chủ tịch UBND huyện Bảo Lâm giao Phòng Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Công an huyện Bảo Lâm, Ban Quản lý rừng phòng hộ Đam B’ri, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng UBND xã Lộc Phú khẩn trương kiểm tra, làm rõ. Các cơ quan chức năng và UBND xã Lộc Phú có trách nhiệm lập hồ sơ xử lý theo thẩm quyền hoặc báo cáo đề xuất cấp có thẩm quyền xử lý theo quy định trước ngày 26-2.
Ken gốc.
Cưa hạ.
Một điều hết sức lạ lùng là báo cáo nhanh của UBND huyện Bảo Lâm số 45/BC-UBND về vụ phá rừng này lại hoàn toàn trái ngược với thực gần 4 ha đất lâm nghiệp ở Nao Quang, xã Lộc Phú bị phá để lấn chiếm đất mà báo chí nêu.
Uy hiếp người dân rút đơn phản ánh.
Theo kết quả xác minh vị trí mà báo chí phản ánh thuộc khoảnh 9, tiểu khu 442, xã Lộc Phú, với diện tích 3 ha thuộc đối tượng đất quy hoạch ngoài lâm nghiệp. Diện tích đất này huyện Bảo Lâm đã lập hồ sơ trình UBND tỉnh Lâm Đồng bố trí đất sản xuất cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo thiếu đất.
Hiện trạng tại khoảnh 9, tiểu khu 442 là đất trống, không có rừng, bị người dân lấn chiếm trồng cà phê năm 2020 và có 2 gốc keo lai bị người dân ken và cưa gốc từ lâu.
UBND huyện Bảo Lâm tiếp tục chỉ đạo các ngành liên quan hỗ trợ UBND xã Lộc Phú giải tỏa toàn bộ diện tích 3 ha đất lấn chiếm nói trên (trồng cà phê hơn 1 năm tuổi); đồng thời khẩn trương hoàn tất thủ tục để bố trí đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo thiếu đất đất canh tác.
Một số hình ảnh Báo Người Lao Động ghi nhận tình trạng phá rừng lấn chiếm đất sản xuất tại tiểu khu 442, Nao Quang, xã Lộc Phú rất khác so với báo cáo nhanh của chính quyền huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng):
Thông bị cưa thành khúc ngổn ngang.
Cây rừng bị triệt hạ chết để chiếm đất sản xuất xảy ra ở xã Lộc Phú, huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng).
Bình luận (0)