xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Lâm Đồng: Rừng bị hạ độc

Bài và ảnh: ĐÌNH THI

Cưa ngang thân, đốt gốc và đến nay là khoan lỗ, đổ thuốc độc vào các cánh rừng thông để triệt hạ cây lấy đất là tình trạng đang xảy ra ở nhiều địa phương của tỉnh Lâm Đồng

Thời gian qua, người dân ở nhiều địa phương của tỉnh Lâm Đồng phản ánh tình trạng đầu độc rừng bằng cách bơm thuốc cực độc như thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ paraquat… đang diễn ra phổ biến tại những cánh rừng thông 3 lá thuộc các huyện Lâm Hà, Đam Rông, Bảo Lâm và Di Linh, tỉnh Lâm Đồng. Tình trạng này không những khiến cây rừng chết rất nhanh mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường.

Bơm hóa chất giết cây

Vụ việc đầu độc rừng thông mới nhất vừa được phát hiện cách nay khoảng 1 tuần ở Tiểu khu 442, thôn 6 - Nao Quang (xã Lộc Phú, huyện Bảo Lâm) với mục đích chiếm đất sản xuất.

Toàn bộ cánh rừng thông khoảng 4 ha bị hạ độc bằng cách khoan sâu vào thân cây, sau đó đổ thuốc diệt cỏ làm cây thông chết sau khoảng 20 ngày. Ghi nhận tại hiện trường, hàng loạt cây thông rừng tự nhiên và bạch đàn cổ thụ đã bị các đối tượng dùng dao vạt gốc, vạt vỏ, đẽo khoét lỗ sâu vào thân rồi bơm hóa chất đang chết dần. Cùng với kiểu giết cây bằng cách trên, các đối tượng xấu dùng dao vạt hết vỏ cây quanh gốc, thậm chí đốt hết gốc. Những khoảnh đất dưới tán cây này rất nhanh chóng bị chiếm để trồng cà phê.

Lâm Đồng: Rừng bị hạ độc - Ảnh 1.

Một gốc thông bị khoan lỗ, đổ thuốc độc

Bức xúc trước tình trạng trên, người dân đã có đơn trình báo chính quyền địa phương. Vụ việc chưa được giải quyết thì một nhóm đối tượng hung hãn đã đe dọa họ, yêu cầu rút đơn khiếu nại. "Nhóm đối tượng này hết sức manh động và hung tợn, sẵn sàng đánh người khi phản ánh tình trạng ngang nhiên phá rừng. Nhiều người phản ánh vụ việc lo sợ sự an toàn cho bản thân và người nhà nên có ý định rút đơn. Riêng tôi thì không bao giờ, bởi tin rằng cơ quan chức năng sẽ giúp những người dân yếu thế" - ông T.M.Th (65 tuổi, có vườn gần nơi này và thường xuyên bị các đối tượng quấy phá) bức xúc.

Cũng như ông Th., bà N.T.Ph (60 tuổi; ngụ xã Lộc Phú, huyện Bảo Lâm) chia sẻ: "Đợt cận Tết nguyên đán 2021 vừa qua, gia đình tôi chết lặng khi vào thăm vườn thì phát hiện 5 sào cà phê 5 năm tuổi bị chặt hạ. Trước đó, tôi có ký chung đơn phản ánh tình trạng phá rừng lấn chiếm đất và cũng đã có người tìm tới nhà đe dọa, yêu cầu rút đơn. Đến nay thì vụ việc chặt phá cây trồng xảy ra, gia đình chúng tôi có đơn trình báo Công an xã Lộc Phú và Công an huyện Bảo Lâm vào ghi nhận hiện trường nhưng vẫn chưa thấy cơ quan chức năng trả lời".

Công an vào cuộc điều tra

Liên quan đến vụ việc này, đại diện lãnh đạo Công an huyện Bảo Lâm thông tin đến thời điểm hiện tại, cơ bản công an đã triệu tập các đối tượng liên quan lên làm việc để phục vụ công tác điều tra về các hành vi vi phạm. "Khi hoàn tất công tác điều tra, xác minh, đơn vị sẽ trả lời bằng văn bản cho những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan" - vị này cho biết.

Qua kiểm tra của cơ quan chức năng, diện tích đất lâm nghiệp bị lấn chiếm trái phép tại Tiểu khu 442 là gần 4 ha. Ông Nguyễn Ngọc Nhi, Chủ tịch UBND huyện Bảo Lâm, đã ký công văn khẩn giao các cơ quan chức năng huyện vào cuộc điều tra. Theo đó, Chủ tịch UBND huyện Bảo Lâm giao Phòng Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Công an huyện Bảo Lâm, Ban Quản lý rừng phòng hộ Đam B’ri, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng UBND xã Lộc Phú khẩn trương kiểm tra và xử lý các đối tượng vi phạm.

Lâm Đồng: Rừng bị hạ độc - Ảnh 2.

Cơ quan chức năng điều tra vụ đầu độc rừng thông ở huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng

Một lãnh đạo Phòng Thanh tra pháp chế - Chi cục Kiểm lâm tỉnh Lâm Đồng cho biết việc đầu độc thông rừng bị xếp vào hành vi phá rừng và khung hình phạt rộng, tùy theo mức độ vi phạm và loại rừng bị phá như rừng sản xuất, rừng phòng hộ hay rừng đặc dụng. Người vi phạm có thể bị phạt từ 300.000 đồng đến 50 triệu đồng tùy diện tích, lượng cây bị phá. Người vi phạm nếu có hành vi phá rừng vượt ngưỡng 5.000 m2 đối với rừng sản xuất, 3.000 m2 với rừng phòng hộ, 1.000 m2 rừng đặc dụng thì bị xử lý hình sự với khung hình phạt từ 6 tháng đến 3 năm tù.

Trong khi đó, đại diện lãnh đạo Công an tỉnh Lâm Đồng thông tin khu vực rừng bị phá là rừng trồng, đối với các vi phạm liên quan đến rừng trồng thì người vi phạm bị xử lý về tội "Hủy hoại tài sản".

Nhiều cánh rừng bị "tàn sát"

Vào tháng 3-2019, Bạch Đình Kế (ngụ xã Tân Hà, huyện Lâm Hà) đã thuê Ngô Văn Diệm (36 tuổi; ngụ xã Tân Hà, huyện Lâm Hà) phá 7 ha rừng thông 3 lá nhóm IV của Công ty CP Tập đoàn Tân Mai (tại lô b3, b4 Tiểu khu 292, xã Tân Thanh) với giá 50 triệu đồng. Ngoài ra, Nguyễn Quốc Huy (31 tuổi, ngụ huyện Lâm Hà) cũng thuê Ngô Văn Diệm phá rừng thông 3 lá nhóm IV tại lô b1, b2 của tiểu khu trên. Sau khi được Kế và Huy thuê, Diệm đã mua thuốc diệt cỏ rồi thuê lại Dương Văn Hồng, Nguyễn Văn Lợi, Phan Văn Trường đến tiểu khu trên khoan vào thân cây rồi đổ thuốc diệt cỏ vào. Số cây bị chết hơn 630 m3, giá trị hơn 750 triệu đồng.

Tháng 7-2019, hàng trăm cây thông hơn 30 năm tuổi có đường kính 25 - 40 cm cũng bị khoan lỗ đổ hóa chất đầu độc ở Tiểu khu 460 (xã Lộc Ngãi, huyện Bảo Lâm). Ban Quản lý rừng phòng hộ Đam B’ri cho biết diện tích rừng bị triệt hạ gần 6.500 m2 với tổng số gồm 333 cây thông 33 năm tuổi, trữ lượng gỗ thiệt hại khoảng 149 m3.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo