xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Ám ảnh những tiếng kêu la trong đêm từ lò mổ hoạt động trái phép giữa khu dân cư

B.H.Thanh

(NLĐO)- Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội sẽ làm việc với các bên liên quan để xử lý dứt điểm lò mổ hoạt động trái phép, gây ảnh hưởng người dân ở số 75 Lĩnh Nam, phường Mai Động, quận Hoàng Mai.

Ngày 19-4, trao đổi với Báo Người Lao Động, ông Nguyễn Ngọc Sơn, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội, cho biết sẽ cho thanh tra, đồng thời làm việc với quận Hoàng Mai để xử lý triệt để liên quan đến vụ người dân phản ánh về lò mổ hoạt động trái phép (số nhà 75 phố Lĩnh Nam, phường Mai Động, quận Hoàng Mai, Hà Nội) nằm trong khu dân cư, gây nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm môi trường.

Lò mổ giữa khu dân cư hoạt động tấp nập

Trước đó, Báo Người Lao Động nhận được đơn kiến nghị và phản ánh của người dân ở khu dân cư số 11, 12 phường Mai Động, phản ánh việc lò mổ gia súc (số 75 phố Lĩnh Nam) nằm trong khu dân cư, hoạt động liên tục, gây nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm môi trường.

Theo người dân, lò mổ này đã hoạt động nhiều năm nay. Hàng ngày, lò mổ này giết mổ gia súc gây ảnh hưởng đến đời sống của người dân. Lò mổ nằm ngay mặt đường Lĩnh Nam, chỉ cách trụ sở UBND phường Mai Động 150 m và cách trụ sở Công an phường chưa đầy 300 m. Lò mổ hoạt động liên tục từ khoảng 0 giờ đêm đến sáng.

"Khi lò mổ hoạt động, chúng tôi bị "tra tấn", không ngủ được bởi tiếng kêu la thảm thiết của gia súc bị giết. Ngoài ra, việc lò mổ hoạt động còn gây ra nỗi sợ hãi cho trẻ nhỏ và ám ảnh giấc ngủ của cư dân. Mỗi buổi sáng, phía trước cửa lò mổ xuất hiện nhiều vết máu loang lổ gây nên nỗi khiếp đảm cho người tham gia giao thông và mất mỹ quan đường phố. Mùi hôi thối của chất thải bốc lên khiến người dân không thể chịu được, nhất là vào mùa hè oi bức" - một người dân cho hay.

Theo ghi nhận của Báo Người Lao Động, lò mổ này nằm mặt đường, giữa khu dân cư đông đúc, lò mổ này thường xuyên hoạt động, có hàng chục người làm việc và giao dịch.

Ám ảnh những tiếng kêu la trong đêm từ lò mổ hoạt động trái phép giữa khu dân cư - Ảnh 2.

Lò mổ trái phép hoạt động liên tục, gây ảnh hưởng đến đời sống người dân xung quanh

Ám ảnh những tiếng kêu la trong đêm từ lò mổ hoạt động trái phép giữa khu dân cư - Ảnh 3.

Ông Nguyễn Trường Thịnh, Phó Chủ tịch UBND phường Mai Động, cho biết lò mổ gia súc người dân phản ánh là của gia đình ông Trần Tiến Viên. Lò mổ này đi vào hoạt động từ năm 1996 và được phép hoạt động. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, lò mổ này không có phép, chưa đáp ứng các yêu cầu về điều kiện vệ sinh thú y, an toàn dịch bệnh động vật và bảo đảm an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật.

Theo ông Thịnh, sau khi nhận được phản ánh của cử tri, UBND phường đã chỉ đạo tổ công tác xuống địa bàn để kiểm tra, xác minh thông tin. Tại thời điểm kiểm tra, gia đình ông Triệu Tiến Viên có thực hiện hoạt động giết mổ trâu, bò. Một tuần, lò mổ này thực hiện công việc giết mổ từ 2 đến 3 lần. Phường đã yêu cầu gia đình ông Viên dừng hoạt động giết mổ trâu, bò tại địa chỉ số 75 Lĩnh Nam, đồng thời giao Công an phường Mai Động giám sát, đôn đốc việc thực hiện dừng hoạt động giết mổ trâu, bò của gia đình ông Viên

"Thẩm quyền xử lý, xử phạt thuộc quận Hoàng Mai và lực lượng liên ngành. Chúng tôi đã có báo cáo quận và các đơn vị liên quan về nội dung này. Còn việc tiêu huỷ không thuộc thẩm quyền của phường, cái đấy phải là Trạm thú y của quận Hoàng Mai và lực lượng liên ngành, phải làm đủ các bước, đúng quy trình thì mới có thể mang trâu, bò thu giữ đi tiêu huỷ được" - đại diện phường Mai Động cho hay.

Còn Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội khẳng định Hà Nội đã có quy định cấm các lò mổ, cơ sở chăn nuôi ở trong nội thành. "Mức xử lý hiện nay với chủ lò mổ này là chưa nghiêm nên Cục sẽ báo cáo Sở và làm việc với quận để xử lý dứt điểm trường hợp này" - ông Nguyễn Ngọc Sơn nói.

Luật sư Trần Xuân Tiền, Trưởng Văn phòng Luật sư Đồng Đội (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), cho biết các cơ quan chức năng đã đưa ra nhiều chính sách nhằm tập trung các lò mổ gia súc, gia cầm vào một nơi được quy hoạch cụ thể có quy trình giết mổ đúng theo tiêu chuẩn, nhưng việc này đòi hỏi mất nhiều thời gian và chi phí nên đến nay vẫn còn dang dở. Việc các lò mổ tự phát không chỉ tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm, ô nhiễm môi trường mà còn tạo lỗ hổng trốn thuế, gây thất thu cho nhà nước.

Hiện, đối với các doanh nghiệp vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm sau các đợt kiểm tra, các ngành chức năng mới dừng lại ở mức xử phạt vi phạm, yêu cầu chủ cơ sở cam kết và gia cố cơ sở; nặng nhất cũng chỉ là đình chỉ hoạt động lò mổ một thời gian ngắn; ngoài ra chưa đưa ra được biện pháp giải quyết nào mạnh tay hơn, mặc dù hầu hết cơ sở giết mổ này đều không có giấy phép hoạt động hoặc giấy phép quá hạn (Nghị định 115/2018/NĐ-CP; Nghị định 90/2017/NĐ-CP). Lâu dần, việc xử phạt vi phạm hành chính cũng trở nên "nhàm", không đủ sức răn đe. Ngay sau khi cầm biên bản xử phạt, thậm chí còn chưa kịp đóng tiền phạt, không ít lò giết mổ đã trở về với vòng quay hoạt động quen thuộc của mình. Ngành y tế, quản lý thị trường đã nhiều lần bắt được và xử lý các lò mổ chui vi phạm an toàn thực phẩm nhưng chỉ sau một thời gian ngắn, các lò mổ chui này lại tiếp tục "chứng nào tật ấy" bất chấp những lời kêu cứu của người dân cũng như những quy định của pháp luật.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo