xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Ăn gì để… khỏi chết?

Hồ Hiếu

Hai mẹ con du khách ở Đà Nẵng đã chết và người chồng nguy kịch với triệu chứng nghi ngộ độc thực phẩm đang làm nhiều người lo ngại. Ngày nào cũng phải ăn, nên chẳng biết khi nào đến lượt mình.

Cũng trong khoảng thời gian này, hàng chục người ở huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị sau khi ăn cưới về bị ngộ độc thực phẩm phải nhập viện. Còn tại Khánh Hòa, trưa 16-9, tàu chuyên dụng của Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải Việt Nam kịp thời đưa 10 thuyền viên đánh cá bị ngộ độc thực phẩm về Nha Trang cấp cứu. Những ngư dân này ngộ độc nặng, nhiều người hôn mê.

Không phải bây giờ mà từ nhiều năm qua, vấn đề ngộ độc do thực phẩm "bẩn" đã được các cơ quan chuyên ngành từ trung ương đến địa phương nêu ra như là một trong những nỗi lo lớn nhất, thường trực nhất tác động nguy hiểm đến cộng đồng.

Báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thực hiện chính sách, pháp luật về an toàn thực phẩm giai đoạn 2011-2016, nêu rõ: Trung bình có hơn 167 vụ ngộ độc thực phẩm/năm, với hơn 5.000 người mắc và khoảng 27 người chết. Trong giai đoạn này ghi nhận 7 bệnh truyền qua thực phẩm làm hơn 4 triệu người mắc bệnh và 123 người chết. Bệnh ung thư mỗi năm làm chết 70.000 người và hơn 200.000 ca phát hiện mới, trong đó có một phần nguyên nhân từ việc sử dụng thực phẩm không an toàn. Theo điều tra dịch tễ học của Hiệp hội Ung thư thế giới thì có khoảng 35% ca mắc bệnh ung thư có nguồn gốc thực phẩm không an toàn và có thể phòng được. Còn riêng 6 tháng đầu năm 2017 đã có 44 vụ ngộ độc với 1.200 người mắc và đã có 7 người tử vong.

Những con số trên đủ cho thấy thực trạng rất khủng khiếp từ thực phẩm độc hại mang đến. Và càng khủng khiếp hơn là phần đông người dân không thể phòng ngừa nên đành chấp nhận theo cách "trời kêu ai nấy dạ".

Phòng ngừa sao được khi mỗi ngày có hàng ngàn chợ bán thực phẩm nhưng phần lớn trong số đó không thể truy được nguồn gốc sản phẩm. Hàng vạn nhà hàng, quán ăn trên khắp nẻo đường từ thành thị đến thôn quê bán hàng từ đâu không ai rõ. Bao nhiêu người sản xuất thực phẩm mà khi có cơ hội kiếm lợi dễ dàng bỏ qua các quy trình nghiêm ngặt về an toàn đối với sức khỏe người tiêu dùng. Cũng ít có nơi đâu như ở ta, nhiều người trồng rau không dám ăn rau mình trồng, trồng trái cây gì thì "cai" luôn loại trái cây đó, bán món gì thì nhịn món đấy…

Không có ý quy kết nhưng theo số liệu của Cục Bảo vệ thực vật (BVTV) - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã công bố trên các phương tiện truyền thông, mỗi năm Việt Nam chi đến 700 triệu USD nhập khoảng 100.000 tấn thuốc BVTV (trong đó chỉ 20% là thuốc sinh học). Tình trạng lạm dụng thuốc này phổ biến ở nhiều địa phương và thuốc trừ sâu được y học chứng minh cực độc với con người nếu còn dư lượng trong sản phẩm nông nghiệp.

Trách nhiệm "gác cửa" bữa ăn của người dân thuộc Bộ Y tế và các cơ quan liên quan. Hàng ngàn cuộc kiểm tra, hàng ngàn vụ xử phạt, bao nhiêu đề án kiểm soát vĩ mô… cũng vô nghĩa khi mà mỗi ngày vẫn còn người dân luôn nơm nớp khi đi chợ và không biết mình có đang mắc một căn bệnh hiểm nghèo nào đó do thực phẩm "bẩn" mang đến hay không.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo