xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

"Ăn lương tháng" thì lãnh đạo sở chọn sách nào?: 58 nhà xuất bản "đầu hàng"!

HUY LÂN - YẾN ANH

Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM và Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam báo cáo việc chi thù lao tháng cho lãnh đạo sở trong việc thực hiện sách giáo khoa, để có hướng xử lý

Trước việc Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam (NXB GDVN) chi thù lao tháng cho lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) TP HCM từ năm 2015 đến nay để thực hiện bộ sách "Chân trời sáng tạo", đại diện các NXB cùng các chuyên gia giáo dục cho rằng đây là một cách làm bất hợp lý.

Cạnh tranh thiếu lành mạnh

Hiện nay, NXB GDVN chiếm 70% thị phần các loại sách trên thị trường, trong khi 58 NXB còn lại chỉ chiếm 30% thị phần.

Ăn lương tháng thì lãnh đạo sở chọn sách nào?: 58 nhà xuất bản đầu hàng! - Ảnh 1.

Học sinh lớp 1 ở TP HCM sẽ học bộ SGK “Chân trời sáng tạo” trong năm học tớiẢnh: TẤN THẠNH

Đại diện NXB ĐH Sư phạm TP HCM, cho biết thực hiện Nghị quyết 88/2014 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa (SGK) giáo dục phổ thông, NXB ĐH Sư phạm TP HCM có nghĩa vụ phải biên soạn SGK, tự chi kinh phí chứ không được cấp ngân sách nhà nước.

Theo vị này, NXB GDVN được nuôi lớn một cách tự nhiên, có nhiều tiền, nhiều tài sản và có hệ thống phát hành rộng khắp còn gặp khó khăn tìm chỗ đứng trong thị phần nhỏ hẹp, huống chi các NXB còn lại khó khăn về vốn, thị trường phát hành, đầu tư… Đặt trường hợp các bộ sách đều được đánh giá hay như nhau nhưng chỉ cần so sánh những yếu tố trên cũng đủ thấy các NXB đều thua thiệt trước NXB GDVN. "Việc cạnh tranh đưa sách vào nhà trường càng khó khăn hơn khi NXB GDVN cùng Sở GD-ĐT TP HCM biên soạn sách" - vị này bức xúc.

Hiệu trưởng một trường tiểu học tại Hà Nội đặt vấn đề: Nếu các NXB cũng chi thù lao cho các sở GD-ĐT tương tự như NXB GDVN thì các địa phương sẽ chọn sách ra sao? Liệu tinh thần một chương trình nhiều bộ sách có còn không và ai quản lý lỗ hổng này? "Khi việc biên soạn - chọn sách không được minh bạch, rất dễ khiến dư luận nghĩ rằng NXB và sở GD-ĐT địa phương bắt tay nhau để "áo gấm đi đêm" trong chọn sách" - vị hiệu trưởng nhấn mạnh.

Khi được hỏi, lãnh đạo nhiều trường tiểu học kiến nghị nên giao quyền cho giáo viên của các nhà trường chọn sách, vì đó là những cuốn sách phù hợp với điều kiện dạy và học của trường. Điều này sẽ tránh được tiêu cực trong việc chọn sách.

Vừa đá bóng, vừa thổi còi

Liên quan đến việc NXB GDVN chi thù lao cho lãnh đạo Sở GD-ĐT TP HCM, Bộ GD-ĐT yêu cầu 2 đơn vị này báo cáo cụ thể vụ việc để có hướng xử lý.

Sau khi thông tin này được tiết lộ, không chỉ các NXB mà lãnh đạo nhiều trường học cũng bày tỏ sự không đồng tình. Hiệu trưởng một trường THCS tại TP HCM cho rằng chủ trương một chương trình nhiều bộ SGK là chủ trương tốt nhằm huy động trí tuệ của các nhà giáo, các chuyên gia vào việc biên soạn sách. Sẽ tốt hơn nếu các sở GD-ĐT không tham gia vào việc biên soạn sách, bởi việc tham gia đó sẽ phá vỡ tính chọn lọc trong việc chọn sách của các trường, địa phương. Tuy nhiên, thực tế thì Sở GD-ĐT TP HCM lại tham gia vào việc biên soạn sách cùng với NXB GDVN để soạn ra bộ sách "Chân trời sáng tạo".

Dù sở GD-ĐT đã đề nghị các trường tiểu học phải mua đầy đủ các đầu sách đã được Bộ GD-ĐT công bố để chọn sách phù hợp nhưng sẽ không có chuyện các trường ở TP HCM lại loại ra bộ sách của TP, điều đó tạo sự cạnh tranh không lành mạnh. Lẽ ra, ngay từ đầu, Bộ GD-ĐT cần quy định các sở GD-ĐT không tham gia vào việc biên soạn sách để việc chọn sách được khách quan.

Theo một chuyên gia giáo dục, việc Sở GD-ĐT TP HCM đứng ra cùng NXB GDVN biên soạn sách là bất hợp lý. Vị chuyên gia đặt vấn đề: "Một cơ quan đóng vai trò quan trọng trong lựa chọn SGK phổ thông mới mà lại viết sách để dạy, chẳng khác nào "vừa đá bóng vừa thổi còi", như vậy có công bằng, khách quan hay không?".

Cũng theo chuyên gia này, nếu sở GD-ĐT đứng ra biên soạn sách, giáo viên là người chọn sách, chắc chắn sẽ không tránh khỏi tình trạng các trường ở địa phương đồng loạt chọn sách do sở mình làm ra. Điều đó làm mất đi tính cạnh tranh trong giáo dục ngay từ khâu chính sách. n

(*) Xem Báo Người Lao Động từ số ra ngày 6-12

Sách được chọn phải có trên 50% phiếu đồng ý

Bộ GD-ĐT vừa công bố dự thảo thông tư hướng dẫn việc lựa chọn SGK trong cơ sở giáo dục phổ thông để lấy ý kiến rộng rãi trước khi ban hành chính thức. Dự thảo thông tư có 5 chương, 16 điều. Trong đó, chương II quy định hội đồng chọn SGK gồm: người đứng đầu, cấp phó người đứng đầu; tổ trưởng tổ chuyên môn; đại diện giáo viên dạy các môn học, hoạt động giáo dục có SGK lựa chọn; đại diện ban đại diện cha mẹ học sinh trường. Số lượng thành viên hội đồng là số lẻ, tối thiểu là 11 người, trong đó có ít nhất 2/3 là tổ trưởng tổ chuyên môn và giáo viên. Hội đồng họp, thảo luận, đánh giá, đề xuất danh mục lựa chọn SGK của các tổ chuyên môn và tiêu chí lựa chọn SGK do sở GD-ĐT địa phương quy định để bỏ phiếu lựa chọn SGK bằng hình thức bỏ phiếu kín. SGK được lựa chọn phải được trên 50% số thành viên của hội đồng bỏ phiếu đồng ý.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo