xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Áp lực đè nặng ngành vận chuyển

Nguyễn Hải - Ngọc Ánh

Đại diện một doanh nghiệp (DN) đầu mối xăng dầu lớn ở TP HCM cho biết đợt điều chỉnh giá xăng dầu ngày 21-2 sẽ giúp DN kinh doanh mặt hàng này cắt được lỗ với mức 1.100 đồng/lít xăng, 800 đồng/lít dầu trong thời gian qua; từ đó giải tỏa được áp lực, thị trường sẽ tốt hơn, hiện tượng găm hàng cũng sẽ hết.

Tuy nhiên, vị này góp ý để tránh các tác động tiêu cực, tăng giá hàng hóa từ việc tăng giá xăng dầu, nhà nước có thể tính toán việc giảm các loại thuế trong cơ cấu giá xăng dầu, như: thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường, thuế GTGT, để kéo giảm giá xăng dầu.

Ngược lại, với dự báo giá nhiên liệu tiếp tục tăng, ông Khúc Hữu Thanh Hải, Giám đốc Công ty CP Vận tải, Thương mại và Dịch vụ Đất Cảng (TP Hải Phòng), cho biết DN vận chuyển đang chịu áp lực rất lớn. Theo ông Hải, chi phí xăng dầu chiếm 35%-40% nên nếu tiếp tục tăng giá xăng dầu, việc xoay trở để duy trì hoạt động là rất khó khăn.

Ông Đỗ Duy Thái, Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH TM-SX Thép Việt, cũng bày tỏ lo ngại giá xăng dầu tăng cao tác động ngay đến giá thành mặt hàng sắt thép. Do đó, giá sắt thép trong thời gian tới dự báo sẽ còn tiếp tục tăng thêm vài trăm ngàn đồng/tấn.

Theo ông Trương Tiến Dũng - Tổng Giám đốc Công ty CP kinh doanh Thủy hải sản Sài Gòn (APT), Phó Chủ tịch Thường trực Hội Lương thực Thực phẩm TP HCM (FFA) - giá xăng dầu tăng chưa làm giá cả hàng hóa tăng ngay vì còn có độ trễ. Tuy nhiên, xăng dầu là chi phí đầu vào của mọi loại hình sản xuất - kinh doanh nên việc đội chi phí là không tránh khỏi.

"Tại APT, giá xăng dầu sẽ làm tăng ngay chi phí vận chuyển nguyên liệu từ miền Tây lên nhà máy ở TP HCM và chiều ngược lại vận chuyển thức ăn cho các ao nuôi cá. Giá xăng dầu tăng tạo thêm áp lực tăng chi phí đầu vào, khiến các DN sản xuất đang phải căng mình chịu trận" - ông Dũng nhấn mạnh.

Trong khi đó, ông Lê Trung Tính, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hành khách TP HCM, cho rằng giá xăng dầu hiện nay đã lên mức cao nhất trong vòng 7-8 năm qua, vì vậy ảnh hưởng rất lớn đến ngành vận tải. Chi phí xăng dầu chiếm từ 25%-40% trong cơ cấu giá cước vận tải. Do đó, thời gian tới, các DN vận tải buộc phải điều chỉnh giá cước tăng theo. Dù vậy, đến thời điểm này, hoạt động vận tải hành khách vẫn chưa nhiều, chỉ mới đạt được công suất khoảng 20%-25% so với bình thường. Nếu giá cước tăng cao thì cũng sẽ tác động đến việc tăng công suất vận chuyển, dẫn đến DN vận tải bị thua lỗ.

Trước tình hình này, ông Lê Trung Tính đề xuất Bộ Công Thương và Bộ Tài chính trình Chính phủ cho phép sử dụng Quỹ bình ổn để giúp giá xăng dầu tăng ở mức vừa phải. Ngoài ra, do thuế và phí trong một lít xăng dầu chiếm tỉ lệ cao, từ 40%-60%, nên cũng cần điều chỉnh lại sao cho hợp lý.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo