xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bạo lực vào trường học

Gia Khang

Clip nhân viên bảo vệ dân phố đánh đập tàn nhẫn 2 thiếu niên ngay trong văn phòng đã gây phẫn nộ dư luận trong vài ngày qua.

Bước đầu cơ quan chức năng xác định vụ việc xảy ra ngay tại phòng giám thị của Trường THCS Nguyễn Văn Tố - một ngôi trường ở quận 10, TP HCM. Hai em bị giữ lại vì nghi ngờ vào trường trộm đồ và một người đã ra tay đánh đập.

Dù là ai, dù bất cứ lý do gì cũng không thể biện hộ được cho những cú ra đòn như thúc gối, đánh chỏ, đá thẳng vào đầu 2 em nhỏ như thế. Hai em hoảng hốt, bị choáng, bật khóc, ôm đầu chịu trận trong khi cả chục người lớn đứng nhìn. Về việc này, hiệu trưởng nhà trường nói 2 em đều đã bỏ học, không phải là học sinh của trường, đến trưa 1-4 ông mới biết có clip và vụ việc như vậy, nhân viên của trường có can ngăn nhưng không quyết liệt.

Bạo lực vào trường học - Ảnh 1.

Nhân viên bảo vệ dân phố đánh trẻ em ở Trường THCS Nguyễn Văn Tố (TP HCM) - Ảnh cắt từ clip

Bạo lực không cho phép xảy ra bất cứ ở đâu chứ không riêng gì trường học. Trường học cũng như xã hội là nơi chúng ta gieo gì sẽ gặt nấy. Thói côn đồ đã được hiển lộ, tính bạo lực đã được chứng minh và những thiếu niên kia vừa là nạn nhân nhưng cũng vừa là người được thị phạm. Không ai ngây thơ tin rằng bị đánh đập tàn nhẫn sẽ tốt hơn với các em, mà nên lo lắng rằng bài học các em được học có thể là sẽ dùng bạo lực khi lớn lên.

Những câu chuyện tương tự đã xảy ra khá nhiều trong thời gian qua với không ít vụ thiếu niên, học sinh sử dụng bạo lực. Vào ngày 22-2, do mâu thuẫn, một nhóm thanh thiếu niên xông vào Trường THPT Tháp Mười và Trường THPT Đốc Binh Kiều (huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp) bắt 3 học sinh đưa ra nơi vắng vẻ đánh đập. Đau lòng hơn, cách đây 3 ngày, chỉ vì mâu thuẫn nhỏ, một học sinh lớp 9 ở xã Hồng Hà (huyện Đan Phượng, Hà Nội) đâm chết một học sinh lớp 8 học cùng trường.

Theo thống kê của Bộ Công an vào năm 2019, tỉ lệ gây án ở tuổi vị thành niên trên cả nước là 5,2% với người dưới 14 tuổi, 24,5% đối với người từ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi và 70,3% đối với người từ 16 đến dưới 18 tuổi. Từ đó có thể thấy, tình hình tội phạm, vi phạm pháp luật do trẻ vị thành niên gây ra rất phức tạp với tính chất, mức độ phạm tội nguy hiểm hơn, gây hậu quả nghiêm trọng. Ðặc biệt, tại các thành phố lớn, tỉ lệ trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật và phạm tội cao hơn và có chiều hướng tăng nhanh hơn.

Trở lại vụ việc ở quận 10, TP HCM, những hành vi tấn công người khác không có khả năng tự vệ như trên đã đủ để khởi tố vụ án. Từ đây mới có thể truy trách nhiệm từng người liên quan. Thói côn đồ như thế không thể để tồn tại trong lực lượng bảo vệ dân phố, là hành vi lạm quyền và vi phạm pháp luật.

Những mâu thuẫn ở môi trường học đường, ở lứa tuổi thiếu niên luôn xảy ra. Nếu môi trường giáo dục không tốt, những đứa trẻ bị tiêm nhiễm thói bạo lực thì khó tránh hậu quả đau lòng. Một đứa trẻ phạm tội thì đó luôn là lỗi gián tiếp hoặc trực tiếp của người lớn. Vì vậy, hãy luôn chú trọng tới việc làm gương của người lớn, giáo dục các em từng bước hoàn thiện tính cách và bảo ban các em trong sự thương yêu chân thành. 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo