Rạn san hô Hòn Yến đẹp như tranh vẽ (Ảnh do UBND Phú Yên cung cấp)
Dự án "Tăng cường năng lực cộng đồng trong bảo tồn quần thể rạn san hô Hòn Yến, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên" do Quỹ Môi trường toàn cầu - Chương trình các dự án nhỏ tại Việt Nam thuộc chương trình phát triển của Liên Hợp Quốc (UNDP) tài trợ đã triển khai vào tháng 8-2020.
Sau 2 năm thực hiện, các đơn vị đã tập trung vào các hoạt động nâng cao nhận thức và năng lực cộng đồng trong quản lý, khai thác, bảo vệ tài nguyên biển, đặc biệt là hệ sinh thái rạn san hô. Tại khu vực Hòn Yến, hiện đã quản lý được tình trạng rác thải nhựa khu dân cư và khu vực Hòn Yến; hình thành điểm tiếp đón và hướng dẫn khách tham quan các dịch vụ, du lịch theo mô hình lắp ghép thân thiện với môi trường, không kiên cố. Đặc biệt, huyện Tuy An đã xác lập 4 vùng chức năng với tổng diện tích gần 69ha và phân vùng theo dõi chặt chẽ để từ đó bảo vệ rạn san hô Hòn Yến gắn với việc khai thác thủy sản hợp lý.
Sẽ hạn chế tối đa việc khách du lịch chụp ảnh dẫm đạp lên rạn san hô
Tại hội nghị, đại diện các sở, ngành, đoàn thể, địa phương của tỉnh và các chuyên gia Trung ương tập trung thảo luận để làm rõ hơn những kết quả thực tiễn từ mô hình thí điểm tại Hòn Yến. Các chuyên gia cũng nhận định, cộng đồng đã đóng góp tích cực trong việc bảo vệ môi trường cũng như góp phần bảo tồn quần thể rạn san hô Hòn Yến của tỉnh Phú Yên.
Tiến sĩ Hoàng Thị Thùy Dương, công tác Trung tâm Nhiệt đới Việt – Nga, cho rằng muốn bảo tồn được rạn san hô Hòn Yến cần có sự vào cuộc đồng bộ từ nhà khoa học, nhà quản lý, đặc biệt là sự vào cuộc của cộng đồng, người dân ven biển.
PGS.TS Nguyễn Chu Hồi - Phó Chủ tịch Hội nghề cá Việt Nam, nguyên Phó tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, đánh giá cao những kết quả đạt được bước đầu của dự án mang lại, có giá trị về khoa học và thực tiễn; qua đó đúc kết những bài học kinh nghiệm làm cơ sở tiếp tục triển khai dự án giai đoạn 2 trong thời gian tới đạt hiệu quả, góp phần tạo sinh kế bền vững cho người dân nơi đây.
PGS-TS Nguyễn Chu Hồi đánh giá cao những kết quả bước đầu của dự án
Tại hội nghị, ông Lê Tấn Hổ, Phó chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Phú Yên, cho rằng để bảo tồn sinh thái cảnh quan, đa dạng sinh học đặc biệt là hệ sinh thái rạn san hô quần thể Hòn Yến cần có sự chung tay hành động của các ngành, các tổ chức, chính quyền, hội viên các đoàn thể và cộng đồng dân cư địa phương. Nhờ các hoạt động của dự án, đã giúp người dân địa phương nâng cao nhận thức, năng lực và vai trò của cộng đồng trong quản lý, bảo vệ, khai thác, bảo vệ tài nguyên biển, đặc biệt là hệ sinh thái rạn san hô; thấy được vai trò, trách nhiệm của mình trong việc chung tay, chia sẻ cùng chính quyền, cùng các cơ quan chức năng để bảo vệ môi trường biển, môi trường ven bờ, hệ sinh thái rạn san hô Hòn Yến, bảo vệ danh thắng Hòn Yến gắn với phát triển du lịch sinh thái cộng đồng.
"Bước đầu rác thải sinh hoạt được thu gom, xử lý, người dân dần dần bỏ thói quen đổ rác không đúng nơi quy định và không xả thải rác bừa bãi xuống biển; tích cực bảo vệ rạn san hô, bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản và tham gia thực hiện đồng quản lý. Đây là nhân tố quan trọng góp phần cho sự thành công bước đầu của dự án" – ông Hổ nhấn mạnh.
Phó chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên Lê Tấn Hổ nhấn mạnh cần sự chung tay của cộng đồng để bảo vệ rạn san hô Hòn Yến
Ông Hổ đề nghị cần tiếp tục thực hiện thường xuyên, liên tục, lâu dài việc nâng cao nhận thức của cộng đồng dân cư, khách tham quan du lịch để làm thay đổi thói quen, tạo sự đồng thuận của cộng đồng cùng tham gia thực hiện bảo vệ môi trường biển, bảo vệ bảo tồn đa dạng sinh học và các hệ sinh thái biển. Tiếp tục hoàn thiện đề án thu phí dịch vụ và tham quan du lịch khu vực Hòn Yến; phương án bảo vệ, bảo tồn hệ sinh thái san hô Hòn Yến; hỗ trợ cho Tổ hợp tác quản lý và bảo vệ rạn san hô Hòn Yến
Bình luận (0)