xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bất thường đằng sau hơn 50 ha rừng tự nhiên bị chặt phá

QUANG VINH - QUỲNH CHÂU

Để hàng chục ha rừng tự nhiên bị chặt phá, ngoài 3 cán bộ bị khởi tố, cơ quan điều tra Quảng Nam đang xem xét trách nhiệm của những người liên quan

Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động hôm 16-11, thượng tá Hà Thế Xuyên, Trưởng Phòng Cảnh sát Kinh tế Công an tỉnh Quảng Nam, cho biết đang tiếp tục điều tra vụ việc cấp sai sổ đỏ khiến hàng chục ha rừng tự nhiên bị chặt phá, xảy ra tại xã Đại Hồng (huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam).

Bất thường đằng sau hơn 50 ha rừng tự nhiên bị chặt phá - Ảnh 1.

Nhiều diện tích đất rừng tự nhiên bị chặt phá do UBND huyện Đại Lộc “cấp nhầm” cho người dân. Ảnh: TRÀ HỮU

"Cấp nhầm" 54 ha rừng tự nhiên

Theo đơn phản ánh của ông Nguyễn Công Tấn (ngụ TP HCM) và theo tìm hiểu của phóng viên Báo Người Lao Động, tháng 3-2017, UBND huyện Đại Lộc ký quyết định cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (gọi tắt là sổ đỏ) cho 7 hộ dân tại xã Đại Hồng. Những thửa đất này được cấp với mục đích trồng rừng sản xuất và đều thuộc địa phận xã Đại Hồng. Năm 2018, ông Tấn nhận chuyển nhượng hơn 90 ha đất đã được cấp sổ đỏ của các hộ dân trên để thực hiện dự án trồng sâm Hàn Quốc kết hợp trồng rừng gỗ lớn.

Tháng 8-2018, mọi thủ tục pháp lý về chuyển nhượng quyền sử dụng đất, kê khai và nộp thuế đối với 7 thửa đất rừng nêu trên đã được các bên liên quan thực hiện đầy đủ. Sau đó, ông Tấn nộp hồ sơ đăng ký biến động đất đai tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Đại Lộc theo đúng quy định của pháp luật.

Đầu năm 2019, ông Tấn thuê người đến các khu vực đất rừng đã nhận chuyển nhượng để phát cây, đốt thực bì, chuẩn bị mặt bằng thực hiện dự án của mình. Đáng chú ý, trong quá trình phát quang tại khu vực này, hằng tuần đều có cán bộ Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Đại Lộc, cán bộ địa chính xã Đại Hồng đến thực địa xác nhận và hướng dẫn ranh giới cho người dân. Tuy nhiên, khá bất ngờ là sau đó, đoàn liên ngành gồm lực lượng kiểm lâm tỉnh Quảng Nam đến kiểm tra, lập biên bản tại hiện trường với lý do việc phát, đốt thực bì đã xâm phạm vào diện tích rừng tự nhiên phục hồi.

Theo biên bản kiểm tra tại hiện trường ngày 11-7-2019, ở khoảnh 4 và 5 Tiểu khu 204 (xã Đại Hồng), có hơn 54,79 ha rừng tự nhiên phục hồi chưa có trữ lượng bị chặt phá. Qua kiểm tra, đo đạc trên thực tế và đối chiếu chức năng, trạng thái rừng của 7 hộ đã được cấp sổ đỏ (đã chuyển nhượng cho ông Tấn) thì có 3/7 sổ đỏ có diện tích chồng lấn với diện tích rừng tái sinh phục hồi.

Lúc này, ông Tấn mới "bật ngửa" khi biết rằng diện tích mà mình nhận chuyển nhượng có hàng chục ha đất rừng tự nhiên tái sinh phục hồi. Điều khó hiểu là vì sao diện tích rừng tự nhiên lại được chính quyền huyện Đại Lộc cấp cho người dân nhằm mục đích sản xuất?

Bất thường đằng sau hơn 50 ha rừng tự nhiên bị chặt phá - Ảnh 2.

Cán bộ làm sai, người dân chịu thiệt thòi

Ông Nguyễn Công Tấn cho biết đã tiêu tốn rất nhiều công sức và tiền của nhưng gần 3 năm qua, dự án bị đình trệ khiến bản thân gặp nhiều khó khăn. Trong khi đó, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Đại Lộc thu giữ 2 sổ đỏ khi ông thực hiện đăng ký biến động về chủ sử dụng đất mà không nêu lý do khiến ông bức xúc.

Gần đây, hôm 27-9, sau nhiều lần ông Tấn gửi đơn kiến nghị, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Đai Lộc đã có báo cáo về việc giữ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp để xin ý kiến chỉ đạo của UBND huyện Đại Lộc. Trong văn bản, ông Võ Đình Quang, Phó Giám đốc Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Đại Lộc, cho biết 2 sổ đỏ này được tiếp nhận từ ông Bùi Xuân Vinh, nguyên Giám đốc Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện.

Theo ông Quang, việc thu giữ 2 sổ đỏ được thực hiện theo ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND huyện Đại Lộc (thời điểm đó, ông Trần Văn Mai làm Chủ tịch UBND huyện - PV). Ông Mai cũng là người ký quyết định cấp sổ đỏ đối với hàng chục ha đất rừng tự nhiên để người dân sản xuất, dẫn đến việc mất hàng chục ha rừng. Được biết, năm 2020, qua rà soát, phát hiện bằng cấp không đạt chuẩn nên ông Trần Văn Mai được điều động làm Phó Chủ tịch chuyên trách Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Quảng Nam.

Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, ông Lê Văn Quang, Chủ tịch UBND huyện Đại Lộc, cho hay 2 sổ đỏ của người dân mà Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Đại Lộc thu giữ trước đó, cơ quan chức năng đang tạm giữ để phục vụ công tác điều tra. Trong quá trình điều tra và đưa ra tòa án xét xử, việc xử lý đối với diện tích đất rừng được cấp sổ đỏ trái quy định chắc chắn sẽ được các cơ quan tố tụng xem xét. Khi có phán quyết của TAND thì địa phương căn cứ vào đó để giải quyết quyền lợi cho người liên quan.

Thượng tá Hà Thế Xuyên cho biết liên quan đến vụ việc này, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Quảng Nam đã ra quyết định khởi tố 3 bị can gồm một người thuộc Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh Quảng Nam, một cán bộ Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Đại lộc, một cán bộ địa chính xã Đại Hồng. Hiện nay, công an đang điều tra về trách nhiệm của những người liên quan, chưa có kết luận cuối cùng. 

Đơn vị đồng hành:

Bất thường đằng sau hơn 50 ha rừng tự nhiên bị chặt phá - Ảnh 3.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo