xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bay cao, vươn xa từ tư tưởng Phan Châu Trinh

PHAN VIỆT CƯỜNG (Ủy viên Trung ương Ðảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HÐND tỉnh Quảng Nam)

Tư tưởng canh tân của nhà yêu nước Phan Châu Trinh để lại cho chúng ta nhiều bài học quý nhằm vận dụng sáng tạo vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước trong giai đoạn hiện nay.

Tỉnh Quảng Nam vừa tổ chức thành công hội thảo khoa học "Tư tưởng canh tân của nhà yêu nước Phan Châu Trinh". Ðây là sự kiện quan trọng nằm trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 150 năm ngày sinh chí sĩ Phan Châu Trinh (Phan Tây Hồ) - người con ưu tú của quê hương xứ Quảng (9.9.1872 - 9.9.2022). Trong bối cảnh Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng và tình hình thế giới luôn tiềm ẩn những bất trắc khó lường, cơ hội và thách thức đan xen thì đối với đất nước và nhân dân ta, tinh thần dân tộc cần phải tiếp tục được đề cao hơn nữa.

Một hệ tư tưởng giá trị

Một trong những đường lối xiển dương tinh thần dân tộc Việt, thổi bùng khát vọng Việt ấy chính là kế thừa và phát huy những hệ tư tưởng tiến bộ, giàu giá trị thực tiễn của các vị tiền bối, trong đó tư tưởng canh tân của nhà yêu nước Phan Châu Trinh đã gửi lại cho chúng ta nhiều bài học quý để vận dụng sáng tạo vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước trong giai đoạn hiện nay.

Bay cao, vươn xa từ tư tưởng Phan Châu Trinh - Ảnh 1.

Khu Công nghiệp THACO Chu Lai tại huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam. THACO là "sếu đầu đàn" của miền Trung và cả nước, đóng góp ngân sách rất lớn cho tỉnh Quảng Nam. (Ảnh do THACO cung cấp

Bay cao, vươn xa từ tư tưởng Phan Châu Trinh - Ảnh 2.

Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam Phan Việt Cường tâm đắc với nhiều bài viết đặc sắc trên Báo Người Lao Động Xuân Nhâm Dần - 2022. Ảnh: TRẦN THƯỜNG

Giữa trào lưu dân chủ tư sản bùng lên mạnh mẽ vào đầu thế kỷ XX, Phan Châu Trinh là người giương ngọn cờ đầu, tiêu biểu cho phong trào canh tân đất nước. Xuất thân từ một gia đình có truyền thống chống Pháp, lớn lên ngay trên vùng đất bền chí kiên gan Tam Kỳ, lại được học hành bài bản, tiếp thu nhiều hệ tư tưởng mới trong nước và quốc tế, Phan Châu Trinh chọn con đường đấu tranh dân chủ: Khai dân trí, Chấn dân khí, Hậu dân sinh. Hoạt động yêu nước canh tân của chí sĩ Phan Tây Hồ dựa trên đường lối này đã lan tỏa ra cả nước, làm nên Phong trào Duy Tân nổi tiếng những năm 1904-1908.

Chấn dân khí là xóa mặc cảm tự ti trong người dân và đội ngũ quan lại khỏi tâm thế của một dân tộc đang bị nô lệ, thổi bùng nhuệ khí vào nhân dân để tất cả cùng thấy trách nhiệm của mình đối với vận mệnh dân tộc mà chung sức gánh vác. Mà để Chấn dân khí hiệu quả thì người dân phải đủ trình độ hiểu biết; vì vậy, phải Khai dân trí bằng phương pháp giáo dục tân tiến. Phan Châu Trinh đề cao sự học, cụ khẳng định "Chi Bằng Học", phê phán lối học trích cú tầm chương, học là học thật sự để phụng sự cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc chứ không phải học để lập chí bằng con đường khoa bảng. Và Chấn dân khí cùng Khai dân trí - khi được tổ chức thành công - sẽ làm tiền đề cho Hậu dân sinh, tức là xây dựng cuộc sống mới, xã hội mới.

Như vậy, Tây Hồ Phan Châu Trinh nhận diện rất rõ hoàn cảnh thực tế của đất nước ta, của dân tộc ta lúc bấy giờ để vận dụng một cách sáng tạo tư tưởng dân chủ, dân quyền vào công cuộc tranh đấu. Cụ còn học hỏi từ cụ Phan Bội Châu - người khởi xướng Phong trào Ðông Du - khi những năm đầu 1900, hai chí sĩ gặp nhau bên Nhật Bản bàn việc cứu nước. Về phương thức đấu tranh, con đường Phan Tây Hồ chọn là mở mang dân trí, chấn hưng kinh tế, huy động sức dân, khơi dậy tinh thần dân tộc để tự cường và phát triển. Mục đích cuối cùng là "đẩy người Pháp ra khỏi Ðông Dương"!

Tháng 3-1908, Phong trào kháng thuế, cự sưu nổ ra ở Quảng Nam, lan rộng khắp vùng miền Trung, khiến nhà cầm quyền và bọn thực dân bạt vía. Tiếp nối nhiệt huyết tranh đấu của Nghĩa hội Quảng Nam (hưởng ứng Chiếu Cần Vương kêu gọi kháng Pháp của vua Hàm Nghi), Phong trào Duy Tân vào thời gian này diễn ra hết sức sôi nổi, quy tụ nhiều nhà canh tân cùng tham gia mở trường học, tổ chức diễn thuyết, chống mê tín dị đoan, lên án chính sách thuế khóa hà khắc của chính quyền thuộc địa, lập hội buôn, hội học... "Hội kín Quảng Nam tiếp tục công cuộc tuyên truyền chống Pháp và tư tưởng quốc gia (...) Họ trao cho học sinh những tài liệu kích thích tinh thần yêu nước, hận thù quân xâm lược, xem thường cái chết. Mỗi người phải sẵn sàng hy sinh cho Tổ quốc. Thật là những bài học tuyệt vời về chí khí..." - trích một đoạn trong báo cáo của Công sứ Pháp tại Quảng Nam Charles ngày 4-1-1908. Nhận xét về tư tưởng duy tân của cụ Phan, PGS-TS Ðỗ Bang, Phó Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, khẳng định đó "không chỉ thuần túy là chấn hưng dân tộc, phục hưng văn hóa, cải thiện dân sinh mà là một phong trào chính trị có ảnh hưởng lớn trong xã hội, kể cả nhân dân và chính quyền thuộc địa đương thời"!

Trước sự phát triển mạnh mẽ của Phong trào Duy Tân, gây nhiều nguy biến cho thực dân Pháp và nhà cầm quyền lúc bấy giờ, bọn chúng đã thẳng tay đàn áp phong trào, bắt cụ Phan Châu Trinh đày ra Côn Ðảo... Nhưng rõ ràng, tư tưởng dân chủ hóa xã hội và canh tân đất nước của cụ Phan đã khẳng định sự đúng đắn và thành công vang dội, để lại những dấu ấn hết sức sâu đậm trong lịch sử Việt Nam, có ảnh hưởng sâu sắc đến nhiều thế hệ sau, trong công cuộc dựng nước và giữ nước.    

Hùng cường nhờ biết tự cường

Trong suốt chiều dài lịch sử hơn 550 năm, Quảng Nam tự hào là vùng đất "địa linh nhân kiệt", giàu truyền thống văn hóa - cách mạng, từ bao đời đã có sự giao thoa của nhiều nền văn hóa, là nơi sản sinh nhiều chí sĩ yêu nước, lãnh tụ cách mạng, trí thức lớn làm rạng danh quê hương, đất nước; thời nào cũng có những người con ưu tú đóng góp tài năng, trí tuệ và cả tính mệnh cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nhà yêu nước Phan Châu Trinh là một trong số đó; là đại diện tiêu biểu cho khí phách, tư tưởng và khát vọng của con người xứ Quảng. Thấm nhuần tư tưởng của Tây Hồ Phan Châu Trinh, người Quảng nói riêng, người miền Trung và người Việt Nam nói chung nhận thức rất rõ tinh thần tự lập, tự cường, khơi dậy sức mạnh nội sinh để cùng đấu tranh và chiến thắng giặc ngoại xâm, cùng với các địa phương khác đưa đất nước vượt qua bao cam go, thử thách để phát triển thịnh vượng, hùng cường. Riêng Quảng Nam, suốt 25 năm qua, từ một tỉnh thuần nông, nằm trong nhóm tỉnh nghèo nhất nước, nay đã có những bước phát triển vượt bậc, toàn diện trên các lĩnh vực. Tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân giai đoạn 1997 - 2021 đạt 9,2%/năm; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, giảm mạnh tỉ trọng khu vực nông nghiệp, tăng tỉ trọng khu vực phi nông nghiệp từ 50% lên gần 86%. Quy mô nền kinh tế năm 2021 là trên 102.000 tỉ đồng, tăng hơn 40 lần so với năm đầu tái lập tỉnh, xếp thứ 2/5 tỉnh, thành phố thuộc Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. GRDP bình quân đầu người đạt 68 triệu đồng, gấp 38 lần so với năm 1997. Từ một tỉnh phải nhận trợ cấp hơn 70% ngân sách trung ương, đến năm 2017, Quảng Nam đã tự cân đối được ngân sách và có điều tiết về trung ương. Tổng thu ngân sách nhà nước năm 2021 gần 24.000 tỉ đồng, gấp 200 lần so với năm đầu tái lập. Năm 2022 ước thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt trên 32.144 tỉ đồng, đạt và vượt 16/16 chỉ tiêu, nhiệm vụ của năm... Hầu hết các lĩnh vực đều chuyển biến tích cực và phát triển nhanh, mạnh. Quảng Nam được trung ương đánh giá là điểm sáng trong khu vực miền Trung và Tây Nguyên.

Mặc dù đã đi xa chúng ta gần một thế kỷ nhưng tư tưởng về xây dựng ý chí tự lực, tự cường, khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, phát huy ý chí và sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, kết hợp với sức mạnh thời đại của nhà yêu nước Phan Châu Trinh đã được lớp lớp hậu bối quê nhà Quảng Nam vận dụng sáng tạo, hiệu quả. Kỳ vọng rằng cùng với nhiều giải pháp đồng bộ và bứt phá khác, Quảng Nam sẽ vươn lên trở thành tỉnh khá của cả nước vào năm 2030, như Nghị quyết Ðại hội đại biểu Ðảng bộ tỉnh lần thứ XXII đã đề ra.

Sự gì mà lòng dân vui theo thì sự đó sẽ làm nên được, nếu dân đã bằng lòng mà lại lợi cho nước thì sao mà không làm được?".

Phan Châu Trinh, "Thư trả lời anh Ðông",

viết ngày 24-1-1925, tại Paris - Pháp.



 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo