xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bộ GD-ĐT trả lời chung chung, né trách nhiệm

THẾ DŨNG

Sáng 9-5, tại phiên họp thứ 34, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự thảo báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri gửi đến Quốc hội

Trình bày báo cáo, Trưởng Ban Dân nguyện - Ủy ban Thường vụ Quốc hội (QH) Nguyễn Thanh Hải cho biết đánh giá của một số đoàn đại biểu QH cho thấy Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) trả lời thiếu thuyết phục, chưa làm cử tri hài lòng.

Cử tri các tỉnh, thành phố như: Tiền Giang, Hà Nam, Thái Bình, Đắk Lắk, Hải Phòng, Hà Nội, Yên Bái, Tây Ninh… đề nghị Bộ GD-ĐT cho biết trách nhiệm trong quản lý nhà nước và giải pháp khắc phục hậu quả trong các vụ việc gian lận thi cử xảy ra ở kỳ thi THPT quốc gia vừa qua tại Hà Giang, Sơn La, Hòa Bình. Trả lời, Bộ GD-ĐT chỉ nêu "ngoài nguyên nhân thuộc trách nhiệm trực tiếp của ban chỉ đạo cấp tỉnh đối với việc tổ chức thi tại địa phương, còn có nguyên nhân thuộc trách nhiệm của bộ trong khâu ra đề thi và vai trò giám sát ở một số khâu tổ chức thi".

"Bộ GD-ĐT đã trả lời rất chung chung, chưa nêu rõ trách nhiệm cụ thể của bộ trong công tác quản lý nhà nước khi để xảy ra vụ việc gian lận thi cử lớn nhất từ trước đến nay, như trách nhiệm của bộ trong việc ban hành các quy định về chấm thi, quản lý bài thi... chưa khoa học, chưa bảo đảm chặt chẽ, công khai nhưng đã không được thường xuyên rà soát, kiểm tra" - bà Hải nêu.

Ban Dân nguyện cho rằng công tác thanh tra, kiểm tra việc tổ chức kỳ thi tại các địa phương còn hình thức, thiếu hiệu quả nên không chủ động phát hiện được sai phạm. Bộ GD-ĐT lại chưa nghiên cứu tham mưu cho Chính phủ ban hành các quy định làm căn cứ để xử lý đối với kết quả thi của các thí sinh được nâng điểm nên còn lúng túng trong việc hướng dẫn các trường ĐH xem xét kết quả của các thí sinh gian lận.

Trong báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân gửi đến kỳ họp QH thứ 7, ông Trần Thanh Mẫn, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, cho biết cử tri và nhân dân đề nghị các cơ quan chức năng sớm xử lý nghiêm và công khai các đối tượng có liên quan đến vi phạm, nhất là đối với những cán bộ, công chức là lãnh đạo, quản lý, gắn với trách nhiệm nêu gương của cán bộ, Đảng viên; thống nhất cách xử lý đối với các thí sinh gian lận điểm thi, bảo đảm công bằng xã hội. 

Nghiên cứu ra nghị quyết về "ma men"

Phó Chủ tịch QH Phùng Quốc Hiển cho rằng nên lựa chọn vấn đề bức xúc để QH ra nghị quyết yêu cầu giải quyết trong khi chưa kịp sửa các luật liên quan. Trong đó, nóng nhất hiện nay vẫn là an toàn giao thông. Theo báo cáo, tai nạn giao thông có giảm về số vụ, số người chết nhưng lại nổi lên tình trạng tài xế sử dụng ma túy, rượu bia dẫn tới nhiều vụ tai nạn thảm khốc. Điều này đòi hỏi cần xử lý quyết liệt và QH có thể ra nghị quyết.

Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng có thể nghiên cứu 1 nghị quyết của QH để có chế tài mạnh mẽ hơn trong lúc chờ sửa luật. "Cần nghiêm khắc chấn chỉnh lại, uống rượu bia quá mức cho phép có thể bị tịch thu giấy phép lái xe và phạt lao động công ích, bắt đi thu gom rác" - Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân gợi ý.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo