xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bỏ thói quen để thích nghi với Covid-19

NGỌC DUNG

Dịch Covid-19 dự báo sẽ còn kéo dài nên người dân cần phải cảnh giác, đặc biệt là thay đổi thói quen tự mua thuốc điều trị khi không khỏe

Ngày thứ 2 liên tiếp Việt Nam không ghi nhận ca mắc Covid-19 mới và là ngày thứ 10 cả nước không phát hiện ca nhiễm trong cộng đồng. Hai ca bệnh gần đây nhất được phát hiện là du học sinh từ Nhật Bản về, được cách ly ngay khi nhập cảnh.

Việt Nam là hình mẫu kiểm soát dịch

Bộ Y tế cho biết Việt Nam hiện đứng thứ 124/212 quốc gia, vùng lãnh thổ có ca mắc Covid-19 trên thế giới; 6/11 quốc gia có ca mắc trong khu vực Đông Nam Á. Tính đến tối 26-4, cả nước ghi nhận 270 ca mắc Covid-19. Trong đó, 225 bệnh nhân đã bình phục, chỉ còn 45 người đang điều trị, không có ca tử vong.

Chia sẻ kinh nghiệm khống chế dịch Covid-19 ở Việt Nam, tại cuộc họp trực tuyến Bộ trưởng Y tế G20 mới đây, Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường cho biết Việt Nam đã áp dụng chiến lược "chủ động ngăn chặn, phát hiện sớm, cách ly kịp thời, khoanh vùng gọn, dập dịch triệt để, điều trị khỏi bệnh"... Nhờ đó, Việt Nam đã sớm áp dụng các biện pháp ngăn chặn các ca lây nhiễm Covid-19 từ nước ngoài và khoanh vùng các ca lây nhiễm trong nước.

TS Kidong Park, Trưởng đại diện Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam, cho rằng Chính phủ Việt Nam đã hiệu triệu được sự đồng thuận và tạo nên niềm tin của mọi người dân, từ đó thành công trong việc giãn cách xã hội. "WHO đánh giá cao phương pháp chỉ đạo "4 tại chỗ" của Việt Nam. Nó giúp Việt Nam phản ứng nhanh, gắn kết y tế cơ sở với trung ương, giảm thiểu quá tải cho bệnh viện tuyến trung ương và tận dụng tối đa nhân lực, vật lực tại địa phương. Đó là kinh nghiệm mà các nước khác nên học hỏi" - ông nhấn mạnh.

Bỏ thói quen để thích nghi với Covid-19 - Ảnh 1.

Để tiếp tục sống chung với Covid-19, người dân cần đeo khẩu trang, giữ khoảng cách an toàn. Ảnh: NGÔ NHUNG

Phát hiện sớm, xử trí nhanh ca bệnh

Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19, từ ngày 16-4 đến nay, Việt Nam không ghi nhận ca mắc mới trong cộng đồng nhưng có thể vẫn còn những người mang virus gây Covid-19 mà chưa phát hiện được. Các chuyên gia y tế nhận định dịch Covid-19 còn kéo dài. Dù sẽ có từng nơi, từng thời điểm lắng xuống nhưng chỉ tới khi nào có thuốc đặc trị hoặc có vắc-xin thì mới có thể coi là cơ bản hết dịch.

Thực tế, có thể Việt Nam không ghi nhận những ca bệnh mới nhưng qua tổng kết cho thấy nhiều trường hợp không có triệu chứng lâm sàng hoặc những triệu chứng lâm sàng rất mờ nhạt nên rất dễ bỏ qua... Đặc biệt, đã có 5 ca bệnh dương tính trở lại sau khi âm tính. Theo GS Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Y tế, vì chưa có miễn dịch cộng đồng nên khả năng lây nhiễm trở lại là rất lớn.

Để chung sống lâu dài với Covid-19, PGS-TS Trần Xuân Bách, chuyên gia y tế công cộng (Trường Đại học Y Hà Nội), cho rằng người dân vẫn cần tuân thủ các nguyên tắc chung để phòng bệnh: Bắt buộc phải đeo khẩu trang và giữ khoảng cách an toàn. Bên cạnh đó, cần thiết lập những tiêu chuẩn an toàn mới trong sản xuất, kinh doanh dịch vụ.

"Thông điệp của giai đoạn chung sống với dịch Covid-19 là phải hướng đến việc kiểm soát hiệu quả, phát hiện nhanh nhất, xử trí nhanh nhất ca bệnh. Điều này cần ý thức, trách nhiệm của mỗi cá nhân và cộng đồng. Những hình ảnh lan tỏa phải là sự chủ động thực hiện tự cách ly, đeo khẩu trang, khai báo nhanh nhất trong mọi tình huống của từng cá nhân" - ông khuyến cáo.

Theo PGS-TS Trần Xuân Bách, thói quen tự mua thuốc điều trị khi sức khỏe có vấn đề thay vì đến cơ sở y tế cần được điều chỉnh. Bên cạnh đó, hệ thống y tế cơ sở, cộng tác viên y tế, nhà thuốc, phòng mạch, y sĩ tư nhân, thầy lang, cơ sở y học cổ truyền, y tế cơ quan... cần triệt để thực hiện chức năng giám sát sức khỏe và hành vi của người dân, cũng như tuyên truyền và hỗ trợ kiểm soát dịch Covid-19. 

Thái Bình, Hải Phòng nói về việc mua máy xét nghiệm Covid-19

Liên quan việc Bộ Y tế yêu cầu báo cáo về chuyện mua hệ thống máy Realtime PCR tự động phục vụ công tác xét nghiệm Covid-19, ngày 26-4, ông Phạm Văn Dịu, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Thái Bình, cho biết tỉnh đã đặt mua hệ thống máy Cobas 4800, hiện đại nhất hiện nay.

"Giá hệ thống máy xét nghiệm đã mua là 5,85 tỉ đồng. Với giá đó, chúng tôi còn đề nghị nhà cung cấp khuyến mãi thêm 1.300 bản test xét nghiệm do Việt Á sản xuất, trị giá khoảng 600 triệu đồng và bảo hành 5 năm (bình thường là 1 năm). Tôi cam đoan Thái Bình làm chuẩn" - ông Dịu khẳng định.

Tuy nhiên, theo tìm hiểu của Báo Người Lao Động, trong quyết định phê duyệt lựa chọn nhà thầu cung cấp thiết bị y tế chống dịch Covid-19 của Sở Y tế tỉnh Thái Bình, số tiền trúng thầu là 6,48 tỉ đồng. Đơn vị trúng thầu là Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ kỹ thuật Tài Lộc (Hà Nội).

Giải thích về việc này, ông Phạm Văn Dịu cho biết sau khi trúng thầu, hưởng ứng lời kêu gọi toàn dân đóng góp chống dịch, đơn vị cung cấp đã đồng ý giảm giá còn 5,85 tỉ đồng.

Trong khi đó, ông Lê Khắc Nam, Phó Chủ tịch UBND TP Hải Phòng, cho biết từ khi xảy ra dịch Covid-19 đến nay, TP đã tổ chức 5 cuộc họp liên quan đến việc mua sắm trang thiết bị y tế phục vụ công tác phòng chống dịch. Tuy nhiên, đến nay, UBND TP chưa phê duyệt kế hoạch đấu thầu cũng như chưa chỉ định thầu đối với gói thầu mua sắm trang thiết bị y tế phòng chống dịch Covid-19 liên quan đến máy xét nghiệm Realtime PCR.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo