xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

"BỘI THỰC"… BAN CHỈ ĐẠO: Thủ thuật "né" trách nhiệm!

PHAN ANH thực hiện

Phóng viên Báo Người Lao Động đã có cuộc trao đổi với Phó Giám đốc Thường trực Sở Nội vụ TP HCM Lê Hoài Trung xung quanh việc rà soát, sắp xếp cũng như giải thể các ban chỉ đạo

Phóng viên: Nhiều người cho rằng việc "bội thực" ban chỉ đạo chủ yếu nhằm mục địch "né" trách nhiệm, ông có nghĩ vậy?


BỘI THỰC… BAN CHỈ ĐẠO: Thủ thuật né trách nhiệm! - Ảnh 1.

- Ông Lê Hoài Trung: Rõ ràng là có thực tế như vậy. Anh sợ trách nhiệm, không dám quyết nên phải lấy ý kiến tập thể, đặc biệt sợ trách nhiệm không chỉ chức năng nhiệm vụ của mình mà còn sợ trách nhiệm trước cấp trên, trước người dân và doanh nghiệp. Ngoài ra, khi người đứng đầu sở - ngành, quận - huyện được giao nhiệm vụ, sợ không hoàn thành nhiệm vụ nên cứ đề xuất thành lập ban chỉ đạo để xin ý kiến, lỡ có chuyện gì xảy ra thì "né" trách nhiệm cá nhân, đẩy trách nhiệm cho tập thể.

Nhưng Sở Nội vụ có quyền đề xuất giải thể nếu thấy các ban chỉ đạo hoạt động không hiệu quả?

- Chính quá trình thực tiễn như vậy nên khi nhìn dưới góc độ cải cách hành chính về tổ chức bộ máy thì mới thấy có quá nhiều ban chỉ đạo nhưng không hoạt động. Tôi mới quay lại gốc vấn đề là giờ phải thống kê, đánh giá có bao nhiêu ban chỉ đạo thì đã lên tới 200 trở lên chứ không dưới. Hiện nay đang rà soát, phân loại các ban chỉ đạo. Từ phân loại đó mới kiến nghị UBND TP quyết định "ông" nào tiếp tục tồn tại, "ông" nào kết thúc nhiệm vụ. Phải có quyết định giải thể chứ không thể để tình trạng mặc dù nó đã "chết" nhưng không làm giấy khai tử.

Nhưng phải nói thẳng rằng nếu Sở Nội vụ có bản lĩnh thì sẽ kiến nghị khi thấy không cần thiết thành lập ban chỉ đạo. Nhưng cái khó ở đây là một khi ở trên đã quyết, ra văn bản kết luận trong cuộc họp phải thành lập ban chỉ đạo nào đó thì không dễ thay đổi. Cái chính là sở phải có ý kiến ngay từ đầu.

Vậy tới đây giải quyết tình trạng các ban chỉ đạo dư dôi thế nào và liệu TP có gặp vướng mắc gì không, thưa ông?

- Theo tôi, với lộ trình cải cách hành chính mà TP đang tiến hành thì khả năng sẽ bỏ nhiều ban chỉ đạo để vừa nâng cao hiệu quả cải cách thủ tục hành chính vừa đề cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu sở - ngành, quận - huyện. Nguyên tắc đã phân công trách nhiệm cụ thể thì anh phải làm, không thể đùn đẩy, kéo cả tập thể vào để hòng "chống lưng" cho sự trì trệ của mình trong thực thi nhiệm vụ công vụ. Việc giải thể ban chỉ đạo thực chất không dính tới ai, thậm chí thành viên trong ban chỉ đạo đã nghỉ hưu, có người đã qua đời. Giải thể không mất quyền lợi, không mất ghế nên giải quyết rất đơn giản bằng một quyết định chấm dứt hoạt động. Vậy là xong, không ảnh hưởng ai. Giải thể còn khỏe vì tự nhiên dính cái tên vô đó mà không sinh hoạt gì cả, làm thì cũng không làm gì, mất cũng không mất gì.

Hãy nhìn Đà Nẵng!

Theo chuyên viên cao cấp Diệp Văn Sơn, nguyên Phó Vụ trưởng Cơ quan Đại diện phía Nam - Bộ Nội vụ, mấy năm trước, trên địa bàn TP Đà Nẵng có hơn 100 ban chỉ đạo được thành lập nhưng hiệu quả hoạt động thấp vì chồng chéo chức năng của các sở, ban, ngành trong TP. Vì vậy, Đà Nẵng đã mạnh tay giải thể 80 ban chỉ đạo. "Đây là một tín hiệu đáng mừng. Hy vọng sẽ tạo ra sự lan tỏa giữa các tỉnh, thành và không dừng lại ở cấp địa phương mà cả trung ương" - ông Sơn nói.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo