xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cải cách hành chính để thúc đẩy tăng trưởng

Thế Dũng

Một bộ phận công chức hạn chế về năng lực, yếu kém về đạo đức, trở thành lực cản lớn đối với công cuộc cải cách

Ngày 8-2, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình đã chủ trì cuộc họp trực tuyến Ban Chỉ đạo cải cách hành chính (CCHC) của Chính phủ với 63 tỉnh, thành; tổng kết công tác CCHC năm 2017 và triển khai công tác năm 2018.

Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình cho biết theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (WB), xếp hạng môi trường kinh doanh của Việt Nam tăng 14 bậc (xếp số 68/190 quốc gia), chỉ số năng lực cạnh tranh tăng 5 bậc. Việt Nam có mức tăng trưởng kinh tế cao hàng đầu trong khu vực và thế giới. Đã có gần 127.000 doanh nghiệp (DN) thành lập mới, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 17,5 tỉ USD, mức cao nhất trong 10 năm qua. "Kết quả này có sự đóng góp rất lớn của công tác CCHC, tạo môi trường lành mạnh, công bằng cho hoạt động đầu tư sản xuất kinh doanh" - ông Bình nhấn mạnh.

Cải cách hành chính để thúc đẩy tăng trưởng - Ảnh 1.

Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình chủ trì buổi họp trực tuyến vào ngày 8-2 Ảnh: LÊ SƠN

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt đạt được thì công cuộc CCHC vẫn còn tồn tại, hạn chế như chất lượng văn bản quy phạm pháp luật còn bất cập. Việc công khai thủ tục hành chính trên một số lĩnh vực còn rườm rà, phức tạp, gây khó khăn cho người dân, DN. Tình trạng trễ hẹn trong giải quyết và trả kết quả vẫn còn phổ biến ở một số lĩnh vực trọng tâm như đất đai, xây dựng, lao động - thương binh và xã hội...

"Nguyên nhân là do sức ì của bộ máy hành chính trong việc thay đổi thói quen, cách làm cũ còn lớn, còn tình trạng "trên nóng, dưới lạnh", "trên chuyển dưới chưa chuyển" và một bộ phận công chức hạn chế về năng lực, yếu kém về đạo đức, trở thành lực cản lớn đối với công cuộc cải cách" - ông Bình đánh giá.

Phó Chủ tịch UBND TP HCM Trần Vĩnh Tuyến cho biết năm 2017, UBND TP đã đề xuất HĐND TP 1 kỳ họp chuyên đề đánh giá công tác CCHC trên địa bàn và sự hài lòng của người dân, DN. Đặc biệt năm 2017, TP HCM đã thực hiện Nghị quyết 54 của Quốc hội về phân cấp, phân quyền theo hướng lãnh đạo cấp nào thì trực tiếp quyết định quyền ở cấp đó, nhất là phân cấp phân quyền quản lý đất đai để tăng hiệu quả sử dụng nguồn lực. Tuy nhiên, vẫn còn những hạn chế trong CCHC là trách nhiệm người đứng đầu chưa thể hiện rõ, nơi nào lãnh đạo quyết tâm thì nơi đó quyết liệt trong CCHC. Việc kiểm soát cấp dưới vẫn chưa chặt chẽ và ứng dụng CNTT vẫn chưa đồng bộ ở các sở ngành, quận huyện.

Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Văn Sửu cho hay sau khi xảy ra một số vụ việc nổi cộm, gây bức xúc dư luận (như vụ xin giấy chứng tử ở phường Văn Miếu - PV), TP ban hành quy tắc ứng xử của cán bộ - công chức - viên chức, tình hình đã chuyển biến rõ rệt. Song theo ông Sửu cần quan tâm hơn tới đời sống, thu nhập của cán bộ - công chức, trên cơ sở giao cho địa phương tự chủ trong việc trả lương theo đề án vị trí việc làm.

Kết luận, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình cho biết năm 2018, tiếp tục phát huy và nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu, làm chuyển biến nhận thức trong toàn hệ thống công quyền. "Cán bộ là công bộc của dân, hiểu dân, hết lòng hết sức phục vụ nhân dân, đẩy mạnh CCHC với đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả" - ông Bình nhấn mạnh.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo