xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cán bộ cuồng tín nên dân cũng tin theo

HOÀNG LAN ANH

Cúng bái "cá thần", ném tiền lẻ, giật ấn đền Trần… không còn là tín ngưỡng tâm linh đơn thuần mà là biểu hiện của sự tham - sân - si đến mức mê muội

Trong mấy ngày Tết nguyên đán Mậu Tuất 2018 vừa qua, xóm Hòa Thanh, xã Hiến Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An xôn xao hẳn lên khi hàng trăm lượt người đổ xô đến một mương nước ở địa bàn xem một con cá "lạ".

"Cuồng" mọi lúc, mọi nơi

Trước đó, ngày 16-2 (mùng 1 Tết), một người dân xã Hiến Sơn đi qua mương nước thì thấy con cá nổi lên, liền gọi người dân trong xã đưa kích điện để bắt cá nhưng không được. Sau đó, con cá này liên tục nổi lên, lặn xuống quanh quẩn ở một khu vực trong kênh nước nên nhiều người dân cho đó là "cá thần". Nghe tin, đông người kéo đến xem. Một số người dân thậm chí còn mang theo hoa quả, nhang đèn đến đặt trên bờ để cúng cá.

Đến sáng 21-2, một người dân dùng lưới bắt được con cá này và đưa về nuôi trong bể nước. Thực chất nó chỉ là con cá chép, nặng 3,2 kg.

Việc tự dưng sùng bái một con cá chỉ là một trong những biểu hiện mê tín đến mức cuồng tín của nhiều người Việt thời gian qua. Dù cuộc sống ngày càng hiện đại nhưng tệ mê tín không giảm mà có vẻ phổ biến thêm, thể hiện rõ nét qua lệ ném tiền lẻ, đốt vàng mã, giành giật ấn đền Trần...

Theo ông Nguyễn Công Hiệp, Phó Giám đốc Sở VH-TT-DL tỉnh Nam Định, tỉnh đã tìm nhiều phương án nhưng không thể khắc phục được việc người dân ném tiền lên kiệu ấn, cướp lộc trên ban thờ, chen lấn, xô đẩy trong lễ khai ấn đền Trần. Năm 2016, người dân cướp lộc ngay trong khu vực chính điện. Năm 2017, tình trạng này được khống chế thì người dân lại ném tiền lẻ khi kiệu rước đi qua. Niềm tin thăng quan tiến chức khi xin được ấn đền Trần đã khiến nhiều người bất chấp tất cả, miễn là có được "lộc".

Niềm tin hoang dại

Bàn về thực trạng trên, nhà nghiên cứu văn hóa Bùi Trọng Hiền cho biết tín ngưỡng "vạn vật hữu linh" có từ thời nguyên thủy, khi khoa học chưa phát triển. Nhưng con người hiện đại lại bám chặt vào tín ngưỡng ấy, họ cầu xin phù hộ, nghĩ cúng nhiều thì sẽ được hưởng nhiều. Suy nghĩ ấy thể hiện tính vụ lợi rất rõ. Ông cũng đưa ra ví dụ việc rất nhiều người bán thực phẩm bẩn, lừa đảo, làm hại người khác, tức là tạo nghiệp ác nhưng lại đi lễ chùa, lễ thánh cầu mong được phù hộ có được sức khỏe, tiền bạc, bổng lộc. "Tôi cho đó niềm tin hoang dại, không theo giáo lý, tôn giáo nào. Họ có thể đi chùa nhưng không hiểu giáo lý nhà Phật nên sa đà vào tham, sân, si. Đi chùa mà vẫn nhét tiền vào tay Phật, đốt vàng mã, dâng sao giải hạn…, những thứ đó không có trong Phật giáo" - ông Hiền phân tích.

Cũng theo ông Hiền, chính vì ngày càng nhiều quan chức, cán bộ "mê tín" nên người dân cũng noi theo. "Tâm lý vì cán bộ làm vậy nên mới có chức tước, bổng lộc nên càng dễ khiến người dân cuồng tín. Hiệu ứng tâm lý đám đông thúc đẩy con người ta rất ghê gớm" - ông Hiền nhận xét.

Phó Chánh Thanh tra Bộ VH-TT-DL Phạm Xuân Phúc cũng thừa nhận ngày khai hội đền Trần những năm qua, tình trạng chen lấn, xô cướp chủ yếu là ở phía khách mời, người dân thì rất ít. "Cán bộ còn chen cướp thì nói gì đến người dân. Chúng ta chưa có hình thức xử lý nghiêm túc, kiên quyết những người vi phạm" - ông Phúc nói.

Thứ trưởng Bộ VH-TT-DL Trịnh Thị Thủy cho rằng báo chí, truyền hình đã ghi lại rất rõ những người chen lấn, cướp lộc trong lễ hội, các địa phương nên áp dụng việc công khai những hình ảnh này để người vi phạm biết "sợ" mà có ứng xử văn minh.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo