xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cảng biển tạo động lực mới ở Nam Trung Bộ

KỲ NAM - HỢP PHỐ

Hàng loạt cảng biển khu vực Nam Trung Bộ được đầu tư, đưa vào hoạt động sẽ tạo nên động lực mạnh mẽ phát triển kinh tế biển

Ông Lưu Xuân Vĩnh, Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận, khẳng định với tổng mức đầu tư 1.463 tỉ đồng, dự án Cảng biển tổng hợp Cà Ná vừa được động thổ tại huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận, có ý nghĩa hết sức quan trọng với địa phương và khu vực, tạo động lực thu hút đầu tư, phát triển kinh tế.

Khởi động hàng loạt

Cảng biển tổng hợp Cà Ná với tổng diện tích quy hoạch là 108,09 ha với các phân khu chức năng chính gồm: hai bến cảng 70.000 - 100.000 DWT, một bến cảng 20.000 DWT và khu kho bãi, hạ tầng dịch vụ. Công suất thiết kế lượng hàng qua cảng khoảng 3,3 triệu tấn/năm. Theo tiến độ, dự án sẽ hoàn thành xây dựng và đưa vào hoạt động bến số 1 vào tháng 12-2022. Bến số 2 hoàn thành vào tháng 10-2025. Tháng 8-2026, hoàn thành bến 20.000 DWT.

"Dự án được đầu tư sẽ đáp ứng nhu cầu xuất khẩu hàng hóa tổng hợp, góp phần thực hiện vai trò động lực thu hút đầu tư phục vụ nhu cầu sản xuất và chế biến cho các dự án khu công nghiệp, cụm công nghiệp đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận, khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Góp phần quan trọng trong việc hỗ trợ công tác vận chuyển thiết bị của các dự án năng lượng tái tạo như điện gió và điện mặt trời đang được phát triển trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận" - ông Lưu Xuân Vĩnh nói.

Riêng Bình Thuận cũng đang xúc tiến xây dựng cảng quốc tế Sơn Mỹ tại xã Sơn Mỹ, huyện Hàm Tân. Đây là dự án thuộc quy hoạch cảng biển giai đoạn 2021 - 2030 với chức năng là cảng tổng hợp với quy mô gồm: Bến chuyên dùng khí hóa lỏng (LNG), tiếp nhận tàu đến 100.000 DWT; bến khách quốc tế tiếp nhận tàu khách đến 225.000 GRT; bến tổng hợp có khả năng tiếp nhận tàu đến 50.000 DWT.

Ngoài cảng quốc tế Sơn Mỹ, tại Bình Thuận cũng đang bổ sung quy hoạch cảng biển chuyên dùng LNG tại xã Tân Thành, huyện Hàm Thuận Nam phục vụ dự án điện khí LNG Mũi Kê Gà, có thể tiếp nhận tàu chuyên dùng trọng tải đến 170.000 tấn.

Ông Nguyễn Hữu Trung, Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải tỉnh Bình Thuận, cho biết ngoài những cảng biển đang khởi động, Bình Thuận có 3 cảng biển tổng hợp đang được khai thác là cảng vận tải Phan Thiết, cảng Phú Quý và cảng quốc tế Vĩnh Tân.

Trong đó, cảng quốc tế Vĩnh Tân là cảng biển quốc tế đầu tiên ở khu vực Nam Trung Bộ được một công ty tư nhân xây dựng, ngoài nhiệm vụ tiếp nhận nguyên liệu cho các nhà máy nhiệt điện thì đã tiếp nhận tàu vận tải phục vụ xuất khẩu hàng hóa. Riêng cảng Phú Quý, hiện tiếp nhận tàu có trọng tải 1.000 tấn và sẽ được nâng công suất lên tiếp nhận tàu có trọng tải 5.000 tấn để phát triển du lịch. "Để đón đầu xu thế phát triển kinh tế biển, Bình Thuận đang tính đến việc nâng cấp hệ thống các cảng biển phù hợp thực tế" - ông Trung nói.

Cảng biển tạo động lực mới ở Nam Trung Bộ - Ảnh 1.

Động thổ dự án Cảng biển tổng hợp Cà Ná với tổng mức đầu tư 1.463 tỉ đồng. Ảnh: KỲ NAM

Nhu cầu vận tải biển rất lớn

Trong các tỉnh Nam Trung Bộ, Khánh Hòa có nhiều cảng biển nhất với 16 bến cảng thuộc hệ thống cảng biển Việt Nam.

Theo ông Hoàng Đình Phi, Trưởng Ban Quản lý Khu Kinh tế Vân Phong, ngoài hệ thống cảng phục vụ riêng cho các dự án thì mới đây, cảng tổng hợp Nam Vân Phong (thị xã Ninh Hòa) đã đi vào hoạt động để phục vụ vùng kinh tế trọng điểm của khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Cảng tổng hợp Nam Vân Phong có thể cập tàu đến 70.000 DWT, tương lai có thể lên đến 100.000 DWT.

Trong khi đó, khu vực Đầm Môn đang xây dựng cảng tổng hợp Bắc Vân Phong (huyện Vạn Ninh) đến nay đã hoàn thiện 1 bến cảng phục vụ được tàu có tải trọng đến 50.000 DWT. Ông Mai Đình Vũ, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty TNHH Cảng Vân Phong (chủ đầu tư), cho biết tuy trong giai đoạn hoàn thiện nhưng cảng đã đón nhiều tàu quốc tế. Nhiều khách hàng vận chuyển hàng hóa với tàu từ 50.000 DWT đến 70.000 DWT đăng ký qua cảng này ngày một tăng. Do đó, chủ đầu tư đang đề nghị được điều chỉnh quy hoạch đối với 2 bến còn lại để nâng cao hiệu suất đón tiếp. Cụ thể điều chỉnh bến cập tàu 5.000 DWT có chiều dài 330 m lên 50.000 DWT; tuyến bến cập tàu công vụ, thủy nội địa có chiều dài 370 m, xin điều chỉnh để tiếp nhận tàu 20.000 DWT.

5 mũi nhọn cảng biển Nam Trung Bộ

Theo Bộ Giao thông Vận tải, khu vực Nam Trung Bộ sẽ có 5 mũi nhọn về cảng biển. Cụ thể, cảng Quy Nhơn (Bình Định) là cảng tổng hợp quốc gia đầu mối khu vực với tổng lượng hàng hóa qua cảng khoảng 18 - 20 triệu tấn/năm. Khu vực cảng biển Vũng Rô (Phú Yên) là cảng tổng hợp địa phương với lượng hàng hóa khoảng 5,8 - 6,3 triệu tấn/năm. Cảng Ninh Thuận là cảng tổng hợp địa phương với lượng hàng hóa thông qua cảng khoảng 15,8 -17,5 triệu tấn/năm.

Đặc biệt, khu vực cảng biển ở Khánh Hòa được xác định là hệ thống cảng tổng hợp quốc gia, đầu mối khu vực, có thể phát triển thành cảng trung chuyển quốc tế tại vịnh Vân Phong, với lượng hàng hóa qua cảng khoảng 15,9 - 18,6 triệu tấn/năm.

Cảng biển tạo động lực mới ở Nam Trung Bộ - Ảnh 3.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo