xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cảnh báo phường An Lạc (quận Bình Tân, TP HCM) đang lún rất nhanh!

Phan Anh

(NLĐO) - Cục trưởng Quản lý Tài nguyên nước cảnh báo trong 306 mốc lún ở TP HCM và ĐBSCL, mức độ lún cao nhất là ở phường An Lạc (quận Bình Tân, TP HCM) lên đến 81,4 cm. Đáng lo ngại là tình trạng lún vẫn đang diễn ra rất nhanh.

Sáng 18-6, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà đã chủ trì chuyên đề Quản lý tài nguyên nước, lũ lụt, xâm nhập mặn, ứng phó với sụt lún, sạt lở ở vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).

Đây là hoạt động trong khuôn khổ Hội nghị đánh giá kết quả 2 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 120/2017 của Chính phủ về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng biến đổi khí hậu (BĐKH) diễn ra ngày 17 và 18-6 tại TP HCM.

Cảnh báo phường An Lạc (quận Bình Tân, TP HCM) đang lún rất nhanh! - Ảnh 1.

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà chủ trì diễn dàn sáng 18-6

Phát biểu đề dẫn, Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà cho biết ĐBSCL đóng vai trò quan trọng trong đảm bảo an ninh lương thực và phát triển kinh tế quốc gia nhưng đang phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức như chịu tác động của nước biển dâng, khai thác sử dụng nước gia tăng từ các quốc gia thượng nguồn sông Mê Kong.

Điều đáng báo động là tình trạng sạt lở bờ sông, bờ biển đang xảy ra ở hầu hết các tỉnh, đe dọa đến sự ổn định của đồng bằng và đời sống người dân. Năm 2017, Chính phủ ban hành Nghị quyết 120 nêu rõ các điểm, định hướng phát triển tài nguyên nước, ứng phó với BĐKH theo phương châm "thuận thiên" tức là sống chung và thích nghi với biến đổi khí hậu.

“Diễn biến khí hậu đến nhanh hơn so với kịch bản dự báo. Chúng ta cần xem lại hiện tượng sụt lún, sạt lở, xâm thực của biển… để đề ra những giải pháp đối phó với vấn nạn này và khai thác tài nguyên nước sao cho hợp lý” - ông Hà gợi ý.

Do đó, ông Hà mong muốn nhận được các ý kiến đóng góp, thảo luận của các chuyên gia trong nước và quốc tế, nhà khoa học, nhà đầu tư về cơ chế, chính sách cần thay đổi để quản lý thống nhất tài nguyên nước, phòng chống thiên tai, ứng phó sạt lở. Các giải pháp công trình và phi công trình thích ứng biến đổi khi hậu, lũ lụt, xâm nhập mặn phù hợp với 3 vùng là đồng bằng, vùng giữa và ven biển; đồng thời xác định các nguyên nhân gây ra các hiện tượng sụt lún, sạt lở từ đó có những giải pháp tổng thể để ứng phó cấp bách và bền vững.

Ông Hoàng Văn Bẩy, Cục trưởng Quản lý Tài nguyên nước (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho biết kết quả đo mốc cao độ giai đoạn 2014-2017 tại 339 mốc đo ở TP HCM và ĐBSCL cho thấy có 306 mốc lún, 33 mốc không lún hoặc nâng so với năm 2005. Trong 306 mốc lún, mức độ lún cao nhất là ở phường An Lạc (quận Bình Tân, TP HCM) lên đến 81,4 cm và kế đến là phường 1 (thị xã Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu) là 62,2 cm. Điều đáng lo ngại là tình trạng lún vẫn đang diễn ra với tốc độ cao như phường An Lạc khoảng 6,8 cm/năm, xã Bình Thành (huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp) là 5,74 cm/năm…

Cảnh báo phường An Lạc (quận Bình Tân, TP HCM) đang lún rất nhanh! - Ảnh 2.

Ông Hoàng Văn Bẩy, Cục trưởng Cục Quản lý Tài nguyên nước cảnh báo TP HCM đang bị lún nghiêm trọng

Theo ông Bẩy, căn cứ vào mức độ lún đo được tại 339 mốc đo, Cục Quản lý Tài nguyên nước phân vùng sơ bộ mức độ lún, trong đó vùng lún lớn trên 10 cm có diện tích khoảng 3,4 nghìn km2 ở 7 tỉnh gồm: Vĩnh Long, Hậu Giang, Sóc Trăng, Đồng Tháp, An Giang, Bạc Liêu, Cà Mau và 2 thành phố là TP và Cần Thơ. Nguyên nhân sụt lún được xác định có liên quan đến việc khai thác nước dưới đất và suy giảm mực nước ngầm.

Thống kê vùng ĐBSCL và TP HCM có khoảng 9.650 giếng cấp nước tập trung cho sinh hoạt và sản xuất, khai thác với quy mô từ 10 m3/ngày trở lên với tổng lưu lượng khai thác gần 2 triệu m3/ngày. Trong đó, TP HCM có đến 1.920 giếng, với lưu lượng khai thác 519.000 m3/ngày. Ngoài ra, ước tính sơ bộ toàn vùng còn có khoảng 990 nghìn giếng khai thác nhỏ lẻ quy mô hộ gia đình, ước tính lưu lượng khai thác khoảng 840 nghìn m3/ngày. Các giếng khai thác quy mô nhỏ này không có đầy đủ số liệu về vị trí, quy mô... nên không tổng hợp vào báo cáo này. "Dù đến nay chưa có nghiên cứu, đánh giá cụ thể của từng nguyên nhân nhưng khai thác nước ngầm quá mức là một trong những nguyên nhân gây sụt lún đất ở khu vực TP HCM và vùng ĐBSCL" – ông Bẩy nhấn mạnh.

Cần cơ chế để ĐBSCL "cất cánh"

Trong khi đó, tại diễn đàn chuyên đề "Công tác quy hoạch, cơ chế điều phối vùng và thu hút vốn đầu tư cho ĐBSCL", Bộ trưởng Bộ Kế hoạch Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nói: "Làm sao để biết được trong 5 năm tới, ĐBSCL phải phát triển theo hướng nào, đối đầu với những thách thức về biến đổi khí hậu ra sao, để cả vùng đồng bằng có thể cất cánh được".

Ông Dũng cũng cho rằng về nguồn lực, phải đưa ra được giải pháp thật hữu hiệu và căn cơ cho giai đoạn này. Cụ thể là cơ chế nào, nguồn vốn, cách thức nào để thực hiện nhanh chóng và hiệu quả nhất. Bởi với cơ chế như hiện nay thì rất khó cho vấn đề điều phối vùng và thu hút vốn đầu tư vào ĐBSCL. Theo báo cáo của Bộ kế hoạch và đầu tư, các quy định hiện hành chưa quy định ưu tiên xây dựng một cơ chế tài chính riêng cho hoạt động liên kết tại ĐBSCL. Vì thế việc huy động nguồn lực xã hội vào ĐBSCL còn rất hạn chế.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo