xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cấp bách cứu sông Đồng Nai

TS Đào Trọng Tứ (Trưởng Ban Điều hành Mạng lưới sông ngòi Việt Nam)

Sông Đồng Nai là một trong 3 sông lớn nhất Việt Nam, sau sông Hồng và sông Mê Kông. Sông Đồng Nai bắt nguồn từ Tây Nguyên chảy qua 11 tỉnh, thành phía Nam là vùng phát triển kinh tế năng động bậc nhất cả nước và đóng góp một phần rất lớn cho thu nhập quốc dân của đất nước.

Sông Đồng Nai có mức độ đa dạng sinh học cao với nhiều vườn quốc gia (VQG), trong đó có VQG Cát Tiên nổi tiếng, được công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới và là khu bảo tồn đất ngập nước Ramsar. Sông Đồng Nai cũng là nguồn cung cấp nước trọng yếu cho con người và phát triển kinh tế trong vùng. Có thể nói sông Đông Nai là mạch sống quan trọng nhất bảo đảm sự phát triển thịnh vượng của các địa phương nằm trên lưu vực. Tuy nhiên, thời gian qua, vấn đề sử dụng nguồn nước luôn dẫn đến sự mâu thuẫn và mâu thuẫn này ngày càng trở nên khốc liệt hơn khi nguồn nước trong lưu vực đang trở nên khó khăn do các tác động của tự nhiên cũng như các hoạt động của con người.

Nguồn nước sông Đồng Nai đã và đang chịu quá nhiều áp lực từ sự phát triển kinh tế mạnh mẽ trong lưu vực, trong đó sông gánh trên mình nhiều thủy điện lớn nhỏ. Ngoài tác động tích cực cung cấp nguồn năng lượng khá lớn cho phát triển kinh tế - xã hội trong vùng, các thủy điện làm thay đổi lớn đến chế độ dòng chảy, phù sa ở hạ lưu. Sự suy giảm phù sa bùn, cát xuống hạ lưu tác động làm thay đổi hình thái sông, dẫn đến nguy cơ sạt lở. Bên cạnh đó, vấn nạn khai thác cát trái phép vẫn đang diễn ra ngày càng phức tạp và không được kiểm soát, cũng tác động đến chất lượng nước sông. Chất lượng nước sông Đồng Nai còn bị ảnh hưởng bởi việc xả thải của nhiều cơ sở công nghiệp, đô thị ven sông không qua xử lý, việc lấn chiếm bờ sông... Đây là những nguyên nhân gây nên suy thoái cạn kiệt nguồn nước sông Đồng Nai.

Làm gì để cứu sông Đồng Nai? Đây là câu hỏi lớn cho công tác quản lý nhà nước của các bộ, ngành liên quan, đặc biệt là Bộ Tài nguyên và Môi trường, của các tỉnh trong lưu vực sông. Đồng Nai là con sông liên tỉnh, trách nhiệm giữ gìn phát triển lưu vực sông bảo đảm cho cuộc sống của hàng chục triệu người trong lưu vực nói riêng và phát triển kinh tế - xã hội trong vùng kinh tế trọng điểm có tầm quan trọng đặc biệt. Ngoài rất nhiều văn bản pháp luật, hệ thống tổ chức quản lý nước từ trung ương đến địa phương, để bảo vệ sông Đồng Nai, Thủ tướng Chính phủ năm 2008 đã có quyết định thành lập Ủy ban Bảo vệ môi trường lưu vực sông Đồng Nai - là tổ chức chỉ đạo, điều phối liên ngành, liên vùng để thống nhất thực hiện "Đề án bảo vệ môi trường lưu vực hệ thống sông Đồng Nai đến năm 2020".

Do đó để cứu sông Đồng Nai, giải pháp quan trọng nhất và cũng mạnh mẽ nhất là Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban Bảo vệ môi trường lưu vực sông Đồng Nai cần có hành động quyết liệt với trách nhiệm và quyền lực quản lý nhà nước được giao; cùng các tỉnh, thành phố có giải pháp cụ thể ngăn chặn tất cả hành động tác động đến môi trường sông Đồng Nai. Nếu không hành động thì không ai có thể cứu được sông Đồng Nai. 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo