Cầu Long Biên bắc qua sông Hồng nối quận Hoàn Kiếm với quận Long Biên được đưa vào sử dụng từ năm 1902 đến nay đã hơn 120 năm. Theo thời gian, nhiều hạng mục của cây cầu hiện nay đã xuống cấp, bằng mắt thường có thể nhận thấy rõ ràng.
Năm 1902, cây cầu Long Biên chính thức được đưa vào sử dụng
Trải qua nhiều lần sửa chữa, lần gần đây nhất là vào năm 2015 với kinh phí lên tới 300 tỉ đồng, tuy nhiên do tuổi đời lớn nên cầu Long Biên không tránh được tình trạng xuống cấp theo thời gian
Bằng mắt thường có thể nhận thấy sự xuống cấp rõ ràng ở cầu Long Biên, mặt đường được chắp vá nhiều chỗ
Theo đó, trong tháng 5 vừa qua, cầu Long Biên đã liên tiếp xảy ra 2 vụ sập tấm đan trên lối đi dành cho người đi bộ và mặt đường bộ dành cho xe máy, xe thô sơ lưu thông
Khe hở của tấm đan với mặt đường càng ngày càng lớn
Trước sự xuống cấp của cây cầu tiềm ẩn nguy hiểm, mới đây, phía đầu cầu Long Biên (quận Hoàn Kiếm) đã treo biển cấm người dân đi bộ trên cầu. Trước đó, đơn vị chức năng đã gắn biển cảnh báo cầu Long Biên yếu và khuyến cáo các phương tiện hạn chế qua cầu để tránh ùn tắc giao thông
Mới đây, ngày 22-6, đơn vị chức năng cũng lắp rào chắn cố định tại khu vực hai đầu cầu và đặt biển cảnh báo “cầu yếu, đang trong giai đoạn sửa chữa”
Theo đó, mục đích của việc làm trên nhằm ngăn không cho xe ba gác, xe chở hàng cồng kềnh hoặc ôtô đi lên cầu; đồng thời giảm lưu lượng xe qua cầu vào các giờ cao điểm, tránh ùn tắc cục bộ.
Đơn vị quản lý cũng đã lắp đặt cả biển báo và hệ thống camera giám sát các phương tiện lưu thông trên cầu
Mặt khác, trên cầu còn được gắn cảnh báo cấm tụ tập, leo trèo, đu bám lan can và chụp ảnh nhưng nhiều người dân ngó lơ cảnh báo nguy hiểm
Tình trạng tụ tập vẫn diễn ra thường xuyên trên cầu Long Biên
Rất dễ bắt gặp hình ảnh người dân vẫn thản nhiên leo trèo vào đường ray tàu chạy để chụp ảnh
Đến chiều hàng ngày, phần lớn người dân bỏ qua biển cấm, vẫn đi bộ, tập thể dục trên cầu
Việc người dân đi bộ trên các tấm đan bê tông lưới, mỏng tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Đáng chú ý, nhiều vị trí tấm đan đã bị vỡ, trơ lõi sắt nên không chịu được tải trọng lớn khi có nhiều người đi lên cùng lúc
Bình luận (0)