Thượng tá Trịnh Quang Vĩnh sinh ra trong một gia đình có truyền thống làm trong ngành không quân. Ngay từ nhỏ, anh đã tập làm máy bay từ những tấm bìa. Năm 1997, một lần đến TP HCM, anh Vĩnh phát hiện ở đây có bán những bộ chứa đầy đủ các bộ phận của một chiếc máy bay. Không giấu nỗi sung sướng anh mua bộ kít này về mày mò lắp ráp chính xác đến từng chi tiết để có chiếc máy bay mô hình đầu tiên. Từ đó, mỗi năm anh dành khoản tiền tìm mua hoặc đặt mua ở nước ngoài những mô hình máy bay.
Thượng tá Trịnh Quang Vĩnh và bộ sưu tập mô hình máy bay quân sự độc đáo của mình
Đến nay, cả gian nhà của thượng tá Vĩnh đi đâu cũng thấy mô hình máy bay. Ông chia thành nhiều khu vực để trưng bày hàng chục mẫu với đầy đủ các loại Mig 17, 19, 21; hay những máy bay quân đội Việt Nam thu hồi của quân đội Mỹ trong chiến tranh như: A37, UH1, F5… các máy bay huấn luyện như: L39, IAK52, IAK 18…; các máy bay hiện đại như: Su 27, Su 30MK, Su 22… cũng đều góp mặt. Ngoài ra, anh Vĩnh còn sưu tầm các loại máy bay cũ thời chiến tranh thế giới thứ 2, máy bay hiện đại bậc nhất đang hoạt động ở Mỹ hoặc các nước phương Tây…
Bộ sưu tập máy bay "khủng" gần 100 chiếc
Hiện nay, Thượng tá Vĩnh có gần 100 máy bay mô hình cùng nhiều mô hình xe tăng, ôtô, tên lửa cũng như huy hiệu ngành không quân.
Trực thăng chống ngầm hiện đại của Việt Nam
Chiến đấu cơ Mig của Nga và máy bay chiếu đấu của Mỹ
Chiến đấu cơ Su-30 hiện đại, có hai buồng lái, hai động cơ, tự động hóa nhiều hơn đặc biệt là rađa, vũ khí
Chiến đấu cơ thệ hệ F- của Mỹ
Nhiều máy bay của thế chiến thứ I, thế chiến thứ II cũng được ông Vĩnh sưu tầm
Thú chơi lắm công phu
Anh Vĩnh cho biết tất cả những máy bay anh mua là mô hình tĩnh, nghĩa là phiên bản thu nhỏ của một chiếc may bay thật. Có chiếc máy bay chỉ vài trăm bộ phận, có những chiếc có cả ngàn bộ phận. Máy bay mô hình động có thể bay được thì thiết kế để bay nên không thể chuẩn như mô hình tĩnh.
Máy bay thật có bất cứ chi tiết nào thì máy bay mô hình tĩnh cũng phải có đủ. Có những bộ phận rất nhỏ phải dùng kinh lúp để lắp ráp. Việc lắp ráp cần tỉ mỉ, đam mê và cả sự hiểu biết về máy bay quân sự thì mới lắp ráp một cách chính xác. Sau khi hoàn chỉnh mô hình chiếc máy bay, phải mài cho nhẵn, đẹp và sơn màu, ghi số hiệu, phiên hiệu cho giống thật.
Mô hình máy bay nhỏ so với thật với tỉ lệ 1/32
Thế nhưng những chi tiết cực nhỏ, người chơi thậm chí phải dùng kích lúp để lắp ráp cũng phải có
Mô hình phải chính xác đến từng chi tiết, kể cả màu sơn, logo, hình vẽ để có một phiên bản thu nhỏ như máy bay thật
Buồng lái của mô hình cũng làm y như thật
Mỗi chiếc máy bay mà ông Vĩnh sưu tầm đều gắn với một câu chuyện lịch sử quân sự, phải tìm hiểu các thông số về loại máy bay, trang thiết bị, vũ khí… Do đó, mỗi máy bay hoàn thành là một lần tìm hiểu về lịch sử ngành không quân của thế giới, truyền thống ngành không quân Việt Nam. Như chiếc Mig21 số hiệu 5121 mà một người bạn đã tặng ông là phiên hiệu của chiếc máy bay do Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân Phạm Tuân điều khiển bắn rơi "pháo đài bay" B52 trong chiến dịch Điện Biên Phủ trên không năm 1972. Hay chiếc Mig17 2537 lẫy lừng của Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân Nguyễn Văn Bảy bắn hạ 7 máy bay địch, tạo nên chiến công lừng lẫy trong lịch sử không quân Việt Nam.
Bộ sưu tập máy bay mô hình độc đáo của vị thượng tá không quân- Clip: Kỳ Nam
Bình luận (0)