xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Chống tham nhũng, cài cắm lợi ích

BẢO TRÂN

Việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo là cần thiết để phát triển hoạt động quảng cáo và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý đối với các nền tảng xuyên biên giới

Ngày 28-9, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 9-2023.

Chậm ban hành văn bản quy định chi tiết

Về đề nghị xây dựng Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (sửa đổi), Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ một số quy định liên quan quyền con người, quyền công dân trong lĩnh vực quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ còn nằm ở một số văn bản dưới luật. Do đó, cần luật hóa theo hướng bảo đảm chính sách hợp lý, khả thi, hiệu quả; hạn chế điều kiện kinh doanh không cần thiết, đơn giản hóa thủ tục hành chính.

Liên quan đề nghị xây dựng Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo, Thủ tướng cho rằng sau hơn 10 năm thi hành, một số quy định không còn phù hợp, một số hoạt động phát sinh - như quảng cáo trên môi trường mạng, quảng cáo xuyên biên giới - cần được bổ sung quy định... Ngoài ra, một số quy định trong Luật Quảng cáo trùng lắp với Luật An toàn thực phẩm, Luật Dược... Vì vậy, việc sửa đổi, bổ sung là cần thiết nhằm tạo cơ sở pháp lý đầy đủ, thống nhất để phát triển hoạt động quảng cáo; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trên môi trường mạng, nhất là với các nền tảng xuyên biên giới; bảo đảm an toàn sức khỏe và tính mạng của người dân.

Thảo luận về tình hình ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nhiều ý kiến cho hay tình trạng nợ, chậm ban hành văn bản quy định chi tiết chưa được khắc phục triệt để; có văn bản chưa bảo đảm chất lượng. Về nội dung này, Thủ tướng giao Văn phòng Chính phủ chủ trì, nghiên cứu sửa đổi Quy chế làm việc của Chính phủ; tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu bộ, ngành. Đối với các văn bản cần ban hành trong thời gian tới, người đứng đầu Chính phủ yêu cầu bảo đảm đúng thời hạn, chất lượng; không để tiếp tục xảy ra tình trạng nợ đọng, chậm ban hành.

Chống tham nhũng, cài cắm lợi ích - Ảnh 1.

Thủ tướng Phạm Minh Chính lưu ý bố trí cán bộ đủ năng lực, trình độ, kinh nghiệm, trách nhiệm và đam mê; tuyển nhân sự xuất sắc cho đơn vị phụ trách xây dựng pháp luậtẢnh: NHẬT BẮC

Cần phản ứng chính sách kịp thời

Kết luận phiên họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị cơ quan soạn thảo tiếp thu nghiêm túc, đầy đủ ý kiến của các thành viên Chính phủ; hoàn thiện các đề nghị xây dựng luật, dự thảo báo cáo theo quy định. Khẳng định tầm quan trọng của thể chế với việc giải phóng, huy động nguồn lực cho phát triển đất nước, Thủ tướng lưu ý cần phản ứng chính sách kịp thời; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền đi kèm với phân bổ nguồn lực phù hợp, cá thể hóa trách nhiệm; tăng cường giám sát, kiểm soát quyền lực; đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm chi phí, thời gian của người dân và doanh nghiệp.

"Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, giảm tiếp xúc trực tiếp; chống tiêu cực, tham nhũng, cài cắm lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm, cục bộ" - Thủ tướng nhấn mạnh.

Thủ tướng cũng yêu cầu bộ, cơ quan nào chưa giao bộ trưởng, trưởng ngành trực tiếp phụ trách, chịu trách nhiệm về xây dựng văn bản quy phạm pháp luật thì phải phân công trong tháng 9-2023 và báo cáo Thủ tướng.

Thủ tướng lưu ý bố trí cán bộ có đủ năng lực, trình độ, kinh nghiệm, trách nhiệm và đam mê; xem xét tuyển mới nhân sự xuất sắc cho đơn vị phụ trách xây dựng pháp luật. Bộ Tư pháp được giao phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng chính sách, chế độ phù hợp cho đội ngũ cán bộ tham gia xây dựng pháp luật. Khi xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, cần tham khảo có chọn lọc kinh nghiệm quốc tế; phối hợp chặt chẽ, đồng bộ, hiệu quả với các cơ quan của Quốc hội; lắng nghe ý kiến của những đối tượng chịu tác động, nhà khoa học, nhà quản lý... 

Giữ ổn định môi trường đầu tư khi áp thuế tối thiểu toàn cầu

Cùng ngày, tại phiên họp thứ 26, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về việc áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp (DN) bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu.

Trình bày tờ trình của Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc nhấn mạnh việc áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu với DN có doanh thu 750 triệu euro trở lên từ đầu năm 2024 giúp tăng nguồn thu ngân sách; giảm trốn thuế, chuyển giá, chuyển lợi nhuận. Nếu không áp thuế tối thiểu toàn cầu, DN sẽ nộp bổ sung về nơi đặt trụ sở chính của công ty mẹ.

Theo tờ trình, DN có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (FDI) đang được hưởng thuế suất thuế thu nhập DN dưới 15% sẽ phải nộp bổ sung thuế để đủ 15%. Có 122 DN FDI sẽ phải nộp bổ sung thuế với tổng nguồn thu tương đương khoảng 14.600 tỉ đồng.

Ủy ban Tài chính - Ngân sách và Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đều nhất trí với việc ban hành nghị quyết nhằm nội luật hóa quy định về thuế tối thiểu toàn cầu. Tuy nhiên, lưu ý công thức, phương pháp tính thuế cần rõ ràng, dễ thực thi; việc đánh thuế phải bảo đảm giữ ổn định môi trường đầu tư - kinh doanh.

M.Chiến

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo