xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Chuyện một người con của chiến sĩ biệt động năm xưa

Bài và ảnh: Trường Hoàng

(NLĐO) - Khách đến quán cà phê thường chọn một góc yên tĩnh, ngồi nhâm nhi ly nước trong không gian xưa, ngắm nhìn hàng trăm hiện vật lịch sử, nghe kể những câu chuyện ly kỳ về biệt động thành.

Những ngày đầu năm 2021, chúng tôi tìm đến quán cà phê Đỗ Phủ - cơm tấm Đại Hàn tại số 113A Đặng Dung, phường Tân Định, quận 1, TP HCM. 

Năm xưa, nơi này từng gắn bó với chiến sĩ biệt động, Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân Trần Văn Lai (tức Năm Lai, Mai Hồng Quế, Năm U.SOM,…).

Khách đến quán cà phê thường chọn một góc yên tĩnh, ngồi nhâm nhi ly nước trong không gian xưa, ngắm nhìn hàng trăm hiện vật lịch sử, nghe kể những câu chuyện ly kỳ về biệt động thành. 

Nói về quán, anh Trần Vũ Bình (quận Phú Nhuận, TP HCM), con trai của Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân Trần Văn Lai chia sẻ anh và gia đình tự hào về thế hệ cha anh và mong ước niềm tự hào đó được lan rộng đến với tất cả mọi người, truyền lửa cho lớp trẻ hôm nay và mai sau. Chính từ suy nghĩ đó, mấy chục năm qua, gia đình anh Trần Vũ Bình đã dành thời gian sưu tầm, tìm kiếm, chuộc lại các cơ sở di tích, chứng tích của gia đình mình đã phục vụ cho Biệt động Sài Gòn trong cuộc kháng chiến.

Theo anh Trần Vũ Bình đến nay anh và gia đình đã chuộc lại và phục dựng hơn 20 căn nhà di tích với hàng trăm hiện vật.

Bên cạnh các di tích tại khu vực quận 1, quận 3, quận Phú Nhuận, anh Trần Vũ Bình còn tìm về huyện Bình Chánh, Củ Chi và nhiều tỉnh, thành khác để mua lại những căn nhà lịch sử, những hiện vật gắn liền các sự kiện quan trọng.

(xuân Online) Chuyện một người con của chiến sĩ biệt động năm xưa - Ảnh 1.

Bảo tàng Biệt động Sài Gòn ở cà phê Đỗ Phủ - cơm tấm Đại Hàn cơ sở 1 (287/72 Nguyễn Đình Chiểu, quận 3)

"Cái khó nhất là khi chuộc lại các căn nhà, chủ nhà cho rằng mình mua đi bán lại nên đưa ra giá rất cao, không cho chuộc lại… Thế nhưng, khi biết được việc chuộc lại để phục dựng nhằm tuyên truyền lòng yêu nước cho thế hệ sau, họ đã đồng tình" - anh Trần Vũ Bình chia sẻ.

Cũng theo anh Trần Vũ Bình hiện nay anh đã tổ chức được 3 tour du lịch, đó là Biệt động Sài Gòn, con đường tình báo – biệt động nội đô Sài Gòn, Mậu Thân 1968 thu hút rất đông khách tham quan.

Các di tích, nơi chứa vũ khí bí mật của lực lượng Biệt động Sài Gòn như Bảo tàng Biệt động Sài Gòn ở cà phê Đỗ Phủ - cơm tấm Đại Hàn cơ sở 1 (287/72 Nguyễn Đình Chiểu, quận 3); cà phê Đỗ Phủ - cơm tấm Đại Hàn cơ sở 2 (113A Đặng Dung, quận 1), nơi lưu giữ hộp thư bí mật và hầm nổi của Biệt động Sài Gòn; là căn nhà di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia có hầm chứa vũ khí bí mật của Biệt động Sài Gòn (287/70 Nguyễn Đình Chiểu, quận 3)...

Đầu năm 1963, ông Trần Văn Lai được chuyển sang đơn vị 159 Biệt động Quân khu Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định, được Quân khu cài vào các cơ quan đầu não của địch như: Dinh Độc Lập, cơ quan Viện trợ U.S.O.M của Mỹ, Tòa Đại sứ Mỹ... Dưới những "vỏ bọc" này, ông đã thu thập nhiều tin tức, bản đồ, thiết kế xây dựng các cơ quan đầu não địch phục vụ chiến đấu của biệt động. Đặc biệt, ông đã xây dựng được trên 20 cơ sở, hầm cất giấu vũ khí, cán bộ cùng hơn 100 cơ sở quần chúng nòng cốt…

Từ năm 1965, chấp hành lệnh của Quân khu, ông cùng vợ đêm đêm xây dựng hầm vũ khí lớn tại nhà riêng 287/68-70-72 Nguyễn Đình Chiểu, quận 3. Sau một thời gian, ông đã hoàn thành hệ thống hầm ngầm liên thông chứa hàng chục người, đường cống ngầm, hệ thống hầm nổi trần nhà.... và đã chuyển xuống hầm gần 3 tấn vũ khí gồm thuốc nổ TNT, C4, súng B.40, B.41, lựu đạn, súng AK cùng 3.000 viên đạn và các trang thiết bị chiến đấu…

Đúng giờ G, đêm mồng 1 rạng mồng 2 Tết Mậu Thân 1968, 3 chiếc xe ô tô, 2 chiếc của ông Trần Văn Lai đã chở các chiến sĩ biệt động Đội 5 cùng vũ khí đánh chiếm Dinh Độc Lập. Số vũ khí còn lại được chia cho các Đội biệt động đánh Đài Phát thanh, Bộ Tư lệnh Hải quân và Tòa Đại sứ Mỹ.... làm rung chuyển cả Sài Gòn. Sau đó, định phát hiện địa điểm xuất quân và cất giấu vũ khí đã bắn phá cửa nhà, tịch thu tài sản, nhà cửa, xe cộ, tiền, vàng và treo giải thưởng bắt ông Trần Văn Lai. Hai lần bị địch bắt, tra tấn dã man nhưng ông Trần Văn Lai một mực kiên trung bất khuất.

Năm 2015, ông Trần Văn Lai được Đảng, nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo