Những ngày này, tại nhiều bản làng vùng cao ở các huyện Quan Sơn, Quan Hóa, Bá Thước… của tỉnh Thanh Hóa, nông dân đang tất bật làm đất để chuẩn bị cho một vụ mùa mới.
Do đồng ruộng của người dân thường cao hơn sông, suối, nên trời không có mưa sẽ rất khó khăn cho việc lấy nước để làm đất. Để giải bài toán này, bà con nơi đây đã nghĩ ra cách làm những guồng nước (còn gọi là cọn nước), được ví như những "cỗ máy" lấy nước độc đáo từ suối dẫn vào đồng ruộng.
Việc lấy nước theo cách này đã trở thành nét đặc trưng của người dân vùng cao Thanh Hóa trong những ngày mùa.
"Cỗ máy" lấy nước độc đáo ở vùng cao Thanh Hóa
Những chiếc guồng nước khổng lồ được nhiều bản làng vùng cao Thanh Hóa chế tạo để lấy nước vào đồng ruộng, phục vụ cày cấy
Dụng cụ làm ra những "cỗ máy" khổng lồ này chủ yếu là tre, luồng, vầu
Nhờ những bàn tay khéo léo của người dân đã tạo ra những chiếc guồng nước giúp cho việc trồng cấy bớt vất vả hơn
Đây là những "cỗ máy" lấy nước dẫn vào một cánh đồng ở bản Bách, xã Trung Thượng, huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Trước đây, người dân làm những cọn nước này chủ yếu lấy nước về bản phục vụ sinh hoạt
Sau này mới được vận dụng vào việc phục vụ tưới tiêu cho đồng ruộng
Guồng nước được làm hoàn toàn thủ công, có hình tròn, giống như một chiếc bánh xe và quay quanh một cái trục cố định được chôn chắc chắn
Phía ngoài cùng của guồng nước sẽ được lắp đặt những ống đựng nước (làm từ cây vầu), khi guồng nước quay sẽ nhấn những ống đựng nước sâu xuống suối
Khi guồng nước quay sẽ nâng những ống nước lên cao sau đó đổ vào một máng nước
Sau đó, nước từ máng chảy vào hệ thống làm từ thân cây luồng rồi chảy vào đồng ruộng
Khi có nước, người dân sẽ đưa máy móc xuống rộng làm đất, chuẩn bị cho vụ mới
Nhờ phương pháp lấy nước này mà những chiếc guồng nước trở thành một nét văn hóa đặc trưng tại nhiều bản làng vùng cao của Thanh Hóa
Bình luận (0)