Thực hiện Chỉ thị 20 của Chủ tịch UBND TP Hà Nội, Sở Xây dựng Hà Nội đã chủ trì phối hợp với Công an Thành phố, Sở Giao thông vận tải lắp đặt 30 "chốt cứng" nhằm hạn chế người và phương tiện từ vùng 2, 3 di chuyển vào vùng 1 và ngược lại.
Video lập 30 "chốt cứng" vào vùng đỏ
30 điểm "chốt cứng" này gồm: Liên Mạc 2; Cầu Phố Viên; Cầu Noi; Cầu Khu Công nghiệp Bộ Công an; Đông La; Bích Hòa 2; Trạm bơm Khe Tang; Cầu Mỹ Hưng; Cầu Đen; Cầu Dương Hiền; Hoàng Xá 2; Cầu Khánh Vân; Cầu làng Phúc Am; Duyên Thái; 2 vị trí trên đường gom cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ; Cầu Đại học Vân Canh; Cầu cạnh cầu sông Đáy; Cầu cạnh hồ câu sông Đáy; Cầu Lại Dụ; Mai Lĩnh cũ; Cầu Đồng Hoàng; Cầu xóm sông Cầu (cầu sắt); Hoàng Xá 1, Đỗ Hà; Cầu Văn Xá; Cầu cạnh Công ty Coca-Cola; Lối lên cao tốc từ đường kênh Hồng Vân; Cầu kẹ qua kênh Hồng Vân; Đê Hồng Vân.
Sau khi thiết lập, 30 "chốt cứng" này được Sở Xây dựng bàn giao cho các địa phương quản lý.
Tại nhiều địa phương của TP Hà Nội, đang khẩn trương thiết lập hàng rào sắt để tạo các "chốt cứng" không cho người dân di chuyển qua đây vào vùng có dịch
Ông Chu Văn Hoàn (cán bộ tại chốt cầu Noi, phường Cổ Nhuế 2, quận Bắc Từ Liêm) cho biết tại các "chốt cứng" này, địa phương cử cán bộ trực tại chốt để hướng dẫn người dân di chuyển theo hướng khác.
Ông Hoàn cũng cho hay thường ngày cầu Noi có rất đông người dân qua lại. Chốt được lập sẽ chấm dứt tình trạng người dân qua lại khi 2 bên cầu áp dụng chỉ thị khác nhau. Bản thân ông cũng phải đi vòng hơn 10 km để đi làm, nhưng đây là điều cần thiết để đẩy lùi dịch bệnh.
Lực lượng chức năng có mặt tại "chốt cứng" để hướng dẫn người dân di chuyển
Còn tại cầu Duyên Trường (xã Duyên Thái, huyện Thường Tín), "chốt cứng" đã được lập để ngăn cách thôn Phúc Am với thôn Duyên Trường.
Bà Nguyễn Thị Nga (trú thôn Phúc Am) cho biết, việc ngăn cách cầu không ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống thường ngày. "Trạm y tế xã ở thôn Duyên Trường nếu qua cầu thì chỉ 200 m, khi "chốt cứng" được lập, tôi phải đi vòng hơn 1 km. Còn việc đi chợ không ảnh hưởng vì tại thôn Phúc Am cũng có"- bà Nga nói.
Người của tổ kiểm soát dịch của xã túc trực tại điểm "chốt cứng"
Bên cạnh các "chốt cứng", từ 7 giờ sáng 4-9, TP Hà Nội đã kích hoạt 21 "chốt mềm" loại 1 tại vùng 1, kiểm soát chặt chẽ người và phương tiện ra vào, bảo đảm an ninh, trật tự; hướng dẫn, phân luồng giao thông; dừng phương tiện, đo thân nhiệt, yêu cầu khai báo y tế; kiểm tra giấy đi đường do cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định.
Vị trí 21 chốt tại phân vùng 1 của Hà Nội gồm: Cầu Thăng Long; Cầu Diễn; Cầu Thạch Bích; Cầu sông Đáy; Cầu Mai Lĩnh; Cầu Quán Gánh; Cầu Thanh Trì; Cầu Vĩnh Tuy; Cầu Chương Dương; Cầu Nhật Tân; Cống Liên Mạc; Cầu vượt Sông Nhuệ; Cầu Ngà; Cầu 72 II; Cầu Cù Sơn; Cầu Tân Phú; Ngã ba đê Tả Đáy; Cầu Khê Tang; Cầu qua ngã ba đê Hữu Hồng - Trạm bơm Hồng Vân; Cầu Long Biên.
Ngoài ra có 9 chốt loại 2 và 9 chốt loại 3 do lực lượng Công an các quận, huyện chủ trì, nằm ở các vùng còn lại.
Hàng rào sắt ngăn giữa vùng 2, 3 và vùng 1
Tại các "chốt cứng" lực lượng chức năng treo biển thông báo "Chốt kiểm soát Covid-19"
Ngoài việc đặt hàng rào sắt làm "chốt cứng", lực lượng chức năng còn thiết lập đèn báo hiệu vào ban đêm để dễ nhận biết từ xa
Đèn báo hiệu vào ban đêm được lắp đặt tại "chốt cứng" để báo hiệu cho người dân về chốt
Tại "chốt cứng" được lập tại cầu Phố Viên (phường Cổ Nhuế 2, quận Bắc Từ Liêm)
Trên đường gom Pháp Vân-Cầu Giẽ, lực lượng chức năng đã thiết lập "chốt cứng"
Hàng rào thép được lập ở hai đầu cầu, người dân không thể đi qua cũng như trao đổi hàng hoá qua đây
Người dân không thể vượt qua "chốt cứng" tại cầu Duyên Trường (xã Duyên Thái, huyện Thường Tín)
Tất cả các trụ cột của các điểm "chốt cứng" được dựng chắc chắn
Dùng khoá dây, khoá chắc chắn tại các điểm "chốt cứng". Hàng rào này này có thể mở để xử lý những tình huống khẩn cấp có thể xảy ra
Người dân không thể đi qua cũng như trao đổi hàng hoá nên đã quay về
Anh Hoa (người giao hàng) gọi điện để báo khách huỷ đơn vì không thể ra nhận hàng tại cầu Phố Viên
Bình luận (0)