Những ngày Tết Canh Tý 2020, rất nhiều khách thập phương và Phật tử đến chùa Phước Hậu tham quan, thắp hương. Chùa chính thức được xây dựng năm 1894, do ông Hương cả làng Đông Hậu tên Lê Ngọc Đán (thường gọi là Cả Gồng) xây.
Cổng chính chùa Phước Hậu
Chùa có khuôn viên thoáng mát
Theo Giáo hội Phật giáo Việt Nam, đây là một di tích có tầm quan trọng đặc biệt đối với lịch sử Phật giáo Việt Nam thế kỷ XX cũng như lịch sử cách mạng của tỉnh Vĩnh Long và khu Tây Nam bộ thời chống Mỹ.
Khách tham quan vườn kinh khắc trên đá trong chùa Phước Hậu
Trong kháng chiến chống Mỹ, chùa Phước Hậu đã trở thành cơ sở hoạt động của các tổ chức cách mạng khu Tây Nam bộ. Chùa được Bộ Văn hóa - Thông tin công nhận là Di tích lịch sử cách mạng ngày 25-1-1994.
Những bài kinh khắc trên đá công phu
Nằm bên cạnh dòng sông Hậu, khuôn viên chùa rất rộng, với nhiều cây cổ thụ nên thoáng mát, đặc biệt là vườn kinh pháp cú khắc trên đá. Vườn kinh pháp cú gồm 213 phiến đá màu xanh kích thước 0,4x0,6 m, khắc 423 bài kinh trên 2 mặt; ngoài ra còn có một bài thơ nói về đại ý của bộ kinh pháp cú, 1 bài nói về công hạnh của người tu, Phật tử… Các phiến đá đều được mua từ tỉnh Đồng Nai chở về chùa sau đó được chạm khắc rất công phu.
Nhiều khách thập phương và Phật tử đến đây tham quan, chụp ảnh
Tất cả 213 phiến đá đều được sắp xếp theo hình 8 lá bồ đề tượng trưng cho bát chánh đạo. Sau vườn kinh pháp cú, nhà chùa quyết định làm thêm vườn kinh A di đà và kinh Bắc truyền trích diễm. Nhiều khách đến đây, dẫn theo con cháu để đọc những bài kinh trên đá, từ đó giáo huấn đạo lý làm người.
Bình luận (0)