Cầu Xuân Cẩm kết nối đường vành đai 4 thuộc tỉnh Bắc Giang với quốc lộ 3 mới Hà Nội-Thái Nguyên có chiều dài hơn 479m, bề rộng cắt ngang cầu 12m được thực hiện trên địa bàn xã Xuân Cẩm, huyện Huyện Hòa (Bắc Giang) và huyện Sóc Sơn (Hà Nội).
Cầu Xuân Cẩm bắc qua sông Cầu không có đường dẫn phía huyện Sóc Sơn
Dự án cầu Xuân Cẩm có tổng mức đầu tư 110 tỉ đồng, hoàn thành xây dựng đến nay được hơn 2 năm nhưng vẫn chưa thể đi vào khai thác vì không có lối lên xuống bên phía địa phận xã Bắc Phú, huyện Sóc Sơn.
Phía cầu thuộc địa phận xã Bắc Phú (huyện Sóc Sơn) không có lối lên xuống khiến cây cầu không thể đi vào hoạt động.
Theo ghi nhận ngày 12-6, cây cầu được nhiều người dân xót xa gọi với tên mới là cây cầu cụt. Bà Vũ Thị Lích (sống tại thôn Cẩm Hà, xã Tân Hưng,huyện Sóc Sơn) cho biết cây cầu xây xong từ năm 2020, nhưng người dân địa phương chỉ thấy mỗi cái cầu cụt, không có đường dẫn lên xuống.
"Cầu xây xong rồi nhưng không đi được vì thiếu đường dẫn lên, do đó người dân muốn sang bên kia sông vẫn phải đi đò. Mấy hôm vừa rồi nước sông dâng cao, đi lại nguy hiểm quá. Mong rằng chính quyền sớm xây lối lên xuống để người dân đi lại cho đỡ khổ" - bà Lích bày tỏ.
"Hoàn thành đã được 2 năm rồi nhưng cây cầu này vẫn chưa có lối lên xuống. Nghe nói trong năm nay sẽ làm đường dẫn lên xuống để đưa cây cầu vào sử dụng nhưng tới giờ vẫn chưa thấy động tĩnh gì. Bà con ở đây mong chờ từng ngày để được đi lại qua cầu, đỡ phải đi đò Lương dưới kia vừa mất tiền, vừa không an toàn, nhất là vào mùa mưa lũ" - anh Nguyễn Văn Hà, xã Tân Hưng, nói.
Một số một số hình ảnh của cây cầu Xuân Cẩm hoàn thành 2 năm nhưng vẫn chưa có đường dẫn lên xuống phía huyện Sóc Sơn:
Cầu Xuân Cẩm có tổng mức đầu tư 110 tỉ đồng được xây dựng xong từ năm 2020
Bề rộng cắt ngang của cầu là 12 m đã trải nhựa xong
Thậm chí đã được kẻ vạch phân làn
Nhưng không có lối lên xuống bên phía địa phận xã Bắc Phú, huyện Sóc Sơn
Đầu cầu bên kia đã được rào chắn không cho các phương tiện cũng như người dân lên cầu
Phía dưới chân cầu trở thành nơi tập kết khối bê tông còn dang dở.
Người dân địa phương đã gọi tên của cây cầu là cây cầu cụt
Người dân ngóng chờ từng ngày để được đi lại qua giữa 2 tỉnh Bắc Giang và Hà Nội bằng cây cầu này
Bình luận (0)