xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Còn nhiều chiếc ô đủng đỉnh

HOÀNG MAI

Dư luận về giờ làm việc của công chức, viên chức (CCVC), người lao động (NLĐ) vẫn tiếp tục "nóng" suốt mấy ngày qua, sau đề xuất của một đại biểu Quốc hội "điều chỉnh giờ làm việc không sớm hơn 8 giờ sáng, nghỉ trưa 1 giờ".

Trước hết cần khẳng định luật hiện hành quy định ngày làm việc 8 giờ, mỗi tuần NLĐ làm việc 40 hoặc 48 giờ. Mặt khác, mỗi vùng miền, địa phương có đặc thù riêng; hoàn cảnh, môi trường sống, cách sinh hoạt khác nhau. Do đó, việc áp dụng đại trà trong cả nước là không thỏa đáng và không khả thi. Vào làm muộn, nghỉ trưa ít cũng không liên quan gì đến tăng năng suất như quan điểm nêu ra sau đề xuất.

Trước đây Hà Nội cũng từng đề xuất đổi giờ làm việc và tại TP HCM câu chuyện đổi giờ làm việc của phụ huynh, giờ học của con em theo cách lệch giờ lệch ca cũng từng được bàn thảo, đưa lên đặt xuống nhiều lần trong các chương trình nghị sự, họp hành quan trọng. Nhưng rồi cũng đi vào quên lãng, bởi thực tế không diễn ra như mong muốn.

Với TP HCM hay Hà Nội, không phải là chuyện năng suất lao động có thể đem lại khi đổi giờ làm, giảm giờ nghỉ trưa, mà là điều chỉnh giờ làm việc liệu có giảm được tình trạng kẹt xe trong giờ cao điểm mỗi ngày. Thực tế cho thấy khi dân số tăng nhanh, cao ốc, chung cư mọc lên như nấm, cơ sở hạ tầng không theo kịp, đường sá trở nên chật chội và không chỉ giờ cao điểm mà giờ nào cũng đầy nghẹt người tràn ra đường thì câu chuyện đổi giờ làm việc, giờ học đã trở nên xa vời. Đặc thù đời sống thị dân Việt Nam là gắn với chiếc xe máy, cha mẹ đưa con đi học rồi đến cơ quan làm việc; chiều tan ca lại chạy xe đến trường đón con về. Do đó, đề xuất làm việc muộn, sau 8 giờ sẽ không phù hợp với sinh hoạt của từng gia đình và của cả cộng đồng dân cư nhiều vùng đô thị.

Khả thi nhất của vấn đề này là nếu Quốc hội, Chính phủ có quy định thì nên phân cấp về địa phương quyết định. Bởi ở các tỉnh không bị áp lực căng thẳng về giờ giấc, đi lại, không bị kẹt xe thì lại càng không nên đưa thời khóa biểu bắt đầu một ngày chậm thêm lên như đề xuất mà thậm chí còn làm việc sớm hơn. Chẳng hạn tỉnh Quảng Nam hàng chục năm qua duy trì lịch làm việc bắt đầu từ 7 giờ, 11 giờ nghỉ; chiều làm từ 13 giờ 30 đến 17 giờ và mọi việc vẫn trôi chảy, các sinh hoạt của cư dân trong tỉnh theo lịch trên thuận tiện dễ dàng.

Điều quan trọng nhất, trong vấn đề này lại chính nằm ở chất lượng làm việc của CCVC, của từng NLĐ. Nếu sắp xếp lại theo hướng tích cực, làm thay đổi thói quen sinh hoạt mà không đảo lộn cuộc sống và từng cá nhân biết tổ chức công việc khoa học là đáng ghi nhận. Còn ngược lại, ý thức của từng CCVC, từng NLĐ không cao thì khó để cải thiện chất lượng công việc. Lúc đó, thời giờ làm việc hay nghỉ ngơi của họ vẫn đủ 8 giờ nhưng thói đủng đỉnh vẫn tiếp diễn, chỉ cốt làm hết giờ mà không quan tâm hết việc. Vẫn còn số đông CCVC "cắp ô" đi về, thời gian làm việc bị bớt xén bằng uống trà, tán gẫu, chưa hết giờ đã mắt trước mắt sau, phóng nhanh ra sân quần vợt hay ra quán nhậu lai rai. Việc của dân, của khách hàng, hãy đợi đấy! 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo