Trong đó có quy định không cho CB-CC mặc quần jeans, áo thun khi đi làm.
Trước đó, vào ngày 7-9, trả lời với báo chí, ông Nguyễn Hoàng Ba - Giám đốc Sở Nội vụ TP Cần Thơ, đơn vị tham mưu cho UBND TP Cần Thơ ban hành quy định này – cho rằng sau khi nghiên cứu, tham khảo các tài liệu thì thấy quần jeans có xuất xứ từ các nước phương Tây, dành cho những người lao động mặc đi lao động, sản xuất hoặc đi chăn bò, chăn cừu nên nó không phù hợp với phong tục, tập quán của người Việt Nam nói chung, trong đó có TP Cần Thơ. Hơn nữa, CB-CC không được mặc quần jeans, áo thun đến công sở là quy định phù hợp với tình hình thực tế của một thành phố loại 1 trực thuộc Trung ương như CầnThơ.
Ông Nguyễn Hoàng Ba cho rằng quần jeans có xuất xứ từ các nước phương Tây, dành cho những người lao động mặc đi lao động, sản xuất hoặc đi chăn bò, chăn cừu nên nó không phù hợp với phong tục, tập quán của người Việt Nam
Tuy nhiên, trong những ngày qua, quy định này đã tạo nên rất nhiều ý kiến trái chiều. Báo Người Lao Động ghi nhận thêm một số ý kiến của những người quan tâm đến quy định này.
- Luật sư Trần Văn Sỹ (Trưởng Văn phòng Luật sư Văn Sỹ, chi nhánh TP Cần Thơ):
Quần tây, áo sơmi phù hợp nhất
Việc quy định không cho CB-CC mặc quần jeans khi làm việc tại công sở hoặc trong thời gian thực thi nhiệm vụ, công vụ là phù hợp. Bởi lẽ, quần jeans chỉ mang tính chất thời trang, chưa phù hợp với trang phục công sở của CB-CC nhà nước.
Luật sư Trần Văn Sỹ
Trang phục công sở của CB-CC khi làm việc phù hợp nhất là quần tây, áo sơmi. Trang phục như vậy thể hiện phong cách lịch sự khi tiếp xúc, làm việc với công dân, tạo hình ảnh đẹp của CB-CC trước công chúng, người dân. CB-CC đi làm cần mặc đơn giản nhưng quan trọng là lịch sự, phù hợp với từng công việc cụ thể.
- Ông Nguyễn Quốc Vững (nguyên Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm thanh niên TP Cần Thơ):
Chỉ không nên mặc quần jeans rách… te tua!
Tôi nghĩ quy định này "cứng" quá. Bởi lẽ, thật ra quy tắc ứng xử trong giao tiếp thì hồi học phổ thông đã được dạy rồi. Bây giờ CB-CC là những người đã trưởng thành, nếu không muốn nói là những người đã thành đạt. Vì thế, không nhất thiết phải nhắc lại những chuyện nhỏ nhặt như thế này nữa. Người ta đã đủ hiểu rằng là làm gì để đủ tự tin trong giao tiếp rồi.
Ông Nguyễn Quốc Vững (phải)
Thật ra, quần jeans có thể không phù hợp với một lĩnh vực, hoạt động nào đó. Tuy nhiên, nó vẫn rất cần thiết cho những lĩnh vực khác. Chẳng hạn như CB-CC của Sở Xây dựng thường xuyên đi kiểm tra, thẩm tra công trình mà mặc đồ "bóng bẩy" quá thì làm sao người ta đi? Tuy nhiên, mặc quần jeans mà rách te tua thì chắc chắn không thể chấp nhận được rồi. Tóm lại, CB-CC người ta đã biết phải làm gì, tôn trọng ai như thế nào rồi chứ không nên đưa ra quy định cứng nhắc như vậy.
- Ông Bùi Hữu Nhơn (nguyên Trưởng Ban Tổ chức Thành ủy TP Cần Thơ):
Áp dụng tùy theo lĩnh vực
Theo tôi, nên áp dụng quy định này tùy theo lĩnh vực. Nếu CB-CC làm trong UBND, HĐND, cơ quan công tác Đảng thì tôi nhất trí rất cao việc áp dụng quy định này. Bởi lẽ, làm trong lĩnh vực này thường xuyên tiếp xúc với dân thì phải ăn mặc chỉn chu đàng hoàng, chứ mặc quần jeans, quần bò lè phè coi sao được.
Ông Bùi Hữu Nhơn
Đối với những lĩnh vực khác, như: Văn hóa, du lịch, thể thao… thì không nên cứng nhắc quá. Ở những lĩnh vực này, họ mặc áo thun thì rất tiện lợi chứ đâu có gì. Họ đi ra ngoài bãi tập để kiểm tra các vận động viên bơi lội… mà mặc áo sơmi bỏ vào quần tây thì đôi khi nó không phù hợp.
Thăm dò ý kiến
Bạn có đồng ý với quy định không cho cán bộ, công chức, viên chức mặc quần jeans, áo thun đi làm hay không?
Bạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.
Bình luận (0)