xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Chưa tới 25% người dân biết về quy hoạch đất đai

D.Ngọc

(NLĐO)- Chưa tới 25% số người được hỏi được biết về quy hoạch/kế hoạch sử dụng đất nơi mình sống, chưa đến 30% cho biết họ có cơ hội tham gia góp ý kiến cho kế hoạch sử dụng đất. Đây là một con số cho thấy nguy cơ tham nhũng cao trong lĩnh vực đất đai

Tại hội nghị công bố chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam (PAPI) năm 2018 do Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP) tổ chức sáng nay 2-4, trình bày nội dung chỉ số PAPI 2018, TS Đặng Hoàng Giang thay mặt nhóm nghiên cứu cho biết về công khai, minh bạch trong việc ra quyết định, điểm trung bình toàn quốc cho thấy không nhiều cải thiện về công khai, minh bạch so với kết quả năm 2011. 

Chưa tới 25% người dân biết về quy hoạch đất đai - Ảnh 1.

Sơ đồ kiểm soát tham nhũng trong khu vực công - Ảnh: Dương Ngọc

Theo đó, điểm các tỉnh/thành phố dao động từ 4,55 điểm đến 6 điểm, khoảng cách hẹp giữa tỉnh đạt điểm cao nhất và tỉnh đạt điểm thấp nhất. Các tỉnh Đông Bắc và Bắc Trung Bộ có xu hướng đạt điểm cao hơn so với các tỉnh/thành phố phía Nam.

Cải thiện nhỏ ở mức độ công khai, minh bạch về danh sách hộ nghèo và thu, chi ngân sách cấp xã so với kết quả khảo sát năm 2017, nhưng mức độ tiến bộ qua 8 năm khá chậm. Công khai, minh bạch kế hoạch sử dụng đất và khung giá bồi thường thu hồi đất có cải thiện, nhưng điểm trung bình toàn quốc vẫn ở mức thấp.

Năm 2018, chưa tới 25% số người được hỏi được biết về quy hoạch/kế hoạch sử dụng đất khu vực mình sống. Chưa đến 30% cho biết họ có cơ hội tham gia góp ý kiến cho kế hoạch sử dụng đất. Ông Giang đánh giá đây là một con số cho thấy nguy cơ tham nhũng cao trong lĩnh vực đất đai.

Về tiếp cận nguồn thông tin về chính sách, pháp luật của nhà nước, tìm và hỏi cán bộ "quen" vẫn là kênh thông tin chính sách chủ yếu (chiếm 38,43%), tiếp sau là hỏi thông tin từ người thân, bạn bè; nêu câu hỏi trên trang mạng xã hội để nhờ chia sẻ thông tin; tìm thông tin trên cổng thông tin điện tử của chính quyền địa phương… Chỉ có 1,91% người dân được hỏi cho biết gửi thư điện tử yêu cầu chính quyền địa phương cung cấp thông tin và 0,79% người viết thư tay yêu cầu chính quyền địa phương cung cấp thông tin.

Gần 1/8 người dân được hỏi (11,83%) cho rằng tình trạng "chạy án" là phổ biến, TS Giang cho rằng đây là con số đáng quan ngại.

Cần giảm thiểu tham nhũng, nhũng nhiễu cho người dân

Theo PAPI 2018, trong 8 yếu tố, yếu tố tác động lớn nhất tới mức độ hài lòng với hiệu quả quản trị và hành chính công là hiệu quả kiểm soát tham nhũng trong khu vực công.

Các tỉnh/thành phố phía Nam có xu hướng đạt điểm cao hơn các tỉnh/thành phố phía Bắc, có tới 10 trong số 16 địa phương phía Nam thuộc về nhóm đạt điểm cao nhất. Các tỉnh phía Nam cũng được đánh giá cao hơn về đảm bảo công bằng trong tuyển dụng công chức, viên chức. 3 tỉnh phía Nam gồm Bến Tre, Vĩnh Long và Tây Ninh thuộc về nhóm đạt điểm cao nhất ở cả 4 nội dung thành phần. Đặc biệt, Bến Tre là tỉnh đạt điểm cao nhất ở hai nội dung "kiểm soát tham nhũng trong cung ứng dịch vụ công" và "quyết tâm chống tham nhũng".

Hải Phòng, Hà Nội, Hòa Bình, Hà Nam, Kon Tum thuộc về nhóm đạt điểm thấp nhất ở 3 nội dung.

Hải Phòng là địa phương trong nhóm đạt điểm thấp nhất ở 3 nội dung "kiểm soát tham nhũng trong chính quyền địa phương", "kiểm soát tham nhũng trong cung ứng dịch vụ công" và "công bằng trong tuyển dụng vào khu vực công".

Tính trên thang điểm từ 1 đến 10 ở chỉ số nội dung "kiểm soát tham nhũng trong khu vực công" năm 2018, Hải Phòng đạt số điểm thấp nhất là 5,52 điểm; Đắk Lắk có số điểm thấp thứ 2 là 5,81 điểm. TP HCM đạt 5,95 điểm, còn Hà Nội đạt 6,08 điểm.

Từ thực trạng trên, báo cáo cho rằng có 2 vấn đề tồn tại cần các cấp chính quyền tập trung giải quyết để giảm thiểu tham nhũng, nhũng nhiễu cho người dân. Thứ nhất là nhũng nhiễu trong cung cấp dịch vụ hành chính và lạm dụng công quỹ cho mục đích riêng. Thứ hai, và quan trọng hơn, là tham nhũng trong tuyển dụng nhân lực vào bộ máy nhà nước, do còn tồn tại "vị thân" và "lót tay" để được vào làm công chức, viên chức từ cấp cơ sở.

Mặc dù vậy, điểm 4 nội dung thành phần có tăng lên so với hai năm trước. Đây là cơ sở cho niềm tin vào sự thay đổi tích cực trong kiểm soát tham nhũng ở cấp tỉnh, với điều kiện quyết tâm phòng, chống tham nhũng được duy trì. Các tỉnh phía Bắc cũng cần học hỏi kinh nghiệm của các tỉnh phía Nam ở lĩnh vực nội dung này.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo