Đền thờ ông, bà Đỗ Công Tường
Lễ Nghinh sắc tại Lễ giỗ ông, bà Đỗ Công Tường
Lễ giỗ năm nay được tổ chức từ ngày 10 đến 14-7, với quy mô và nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật đa dạng.
Nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật tại Lễ giỗ ông, bà Đỗ Công Tường
Cơm chay từ thiện tại lễ giỗ
Ông Võ Phan Thành Minh, Phó Chủ tịch UBND TP Cao Lãnh, cho biết thành phố sẽ làm tốt hơn nữa công tác quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử Quốc gia Mộ và Đền thờ ông, bà Đỗ Công Tường (hay ông, bà chủ chợ Cao Lãnh); vận động nhân dân cùng chung tay bảo tồn và phát huy giá trị di tích; làm tốt công tác tuyên truyền, quảng bá để nhân dân địa phương và du khách đến tham quan hiểu rõ về ý nghĩa, giá trị di tích lịch sử của Đền thờ ông, bà.
Gói bánh tét phục vụ lễ giỗ
Đền thờ ông, bà Đỗ Công Tường nằm trên đường Lê Lợi, phường 2, TP Cao Lãnh. Công trình này được xây dựng từ lâu, dưới triều Vua Gia Long. Ông Đỗ Công Tường (tên thường gọi là ông Lãnh) là người miền Trung, đến lập nghiệp tại làng Mỹ Trà dưới triều Gia Long vào năm Đinh Sửu (1817). Với đức tính cần cù, chịu khó, ông bà đã khai khẩn đất hoang, trồng được một vườn quít khá lớn, cây trái sum suê. Dân làng nơi đây thường tụ tập để trao đổi, mua bán cây trái và hàng hóa, lâu ngày tập kết thành chợ đông dần, và trở thành nơi trao đổi, mua bán hàng hóa nổi tiếng. Từ đó tên tuổi của ông, bà Đỗ Công Tường được gắn liền với địa danh Cao Lãnh cho đến ngày nay.
Nấu cơm chay phục vụ miễn phí
Năm 2011, đền thờ này được UBND tỉnh Đồng Tháp công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh. Nơi đây, người dân phụng thờ tưởng nhớ công đức của ông, bà đã thành lập và phát triển chợ Cao Lãnh.
Mới đây, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch vừa có quyết định công nhận Mộ và Đền thờ ông, bà Đỗ Công Tường là Di tích lịch sử quốc gia.
Việc công nhận Đền thờ ông, bà Đỗ Công Tường là Di tích lịch sử cấp quốc gia có ý nghĩa quan trọng được nhiều người biết đến với địa danh Cao Lãnh nói riêng và cả nước nói chung.
Bình luận (0)