xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cục hợp tác quốc tế lên tiếng vụ nhiều giáo viên ra nước ngoài dạy bị chậm lương

Bài và ảnh: Đức Ngọc

(NLĐO) - Theo đại diện Cục hợp tác quốc tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT), việc chậm trả tiền lương cho giáo viên khi sang dạy tại Lào diễn ra từ lâu nhưng không giải quyết được dứt điểm

Liên quan đến vụ việc nhiều giáo viên đi giảng dạy tiếng Việt tại Lào nhiệm kỳ 2021-2023 chậm được nhận tiền lương khiến đời sống khó khăn, phóng viên Báo Người Lao Động đã trao đổi nhanh với ông Nguyễn Hải Thanh, Phó cục trưởng Cục hợp tác quốc tế, Bộ GD-ĐT. 

Cục hợp tác quốc tế lên tiếng vụ nhiều giáo viên ra nước ngoài dạy bị chậm lương - Ảnh 1.

Một lớp học tiếng Việt tại Lào. Ảnh: N. An

Theo ông Thanh, việc các giáo viên phản ánh từ tháng 2-2023 đến tháng 7-2023 chưa được nhận lương là đúng sự thật. Việc nhận lương chậm không phải vấn đề mới mà đã diễn ra nhiều năm nay nhưng không giải quyết được dứt điểm do Bộ GD-ĐT là đơn vị đưa các thầy cô đi nhưng việc phân bổ kinh phí lại thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư. 

Bộ GD-ĐT, Cục hợp tác quốc tế đã có nhiều văn bản, nhiều lần báo cáo kiến nghị việc sớm cấp kinh phí để trả lương cho các giáo viên. Ngoài ra, Phó Thủ tướng Chính phủ cũng đã có văn bản chỉ đạo Bộ KH-ĐT phải giao kinh phí nhưng hiện vẫn chưa có kết quả. 

Cũng theo ông Thanh, để các thầy cô vào tình trạng chậm nhận tiền lương khiến đời sống gặp khó khăn như hiện tại, Bộ GD-ĐT cũng rất suy nghĩ, thấy có phần trách nhiệm của mình.

Trả lời câu hỏi liên quan đến vấn đề nhiều giáo viên đã hoàn thành việc dạy học tại Lào về nước nhưng chưa có quyết định, hay thông báo về việc hoàn thành nhiệm vụ từ phía Bô GD-ĐT gửi về địa phương, ông Thanh cho rằng do thời gian hoàn thành khóa dạy của các thầy cô khác nhau, mọi người lại về nước không cùng đợt nên chưa cấp quyết định cho các thầy cô. "Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ gửi thông báo trả các giáo viên về địa phương, để ngay trong tháng 8-2023, các thầy, cô có thể về nhận công tác tại các trường"- ông Thanh quả quyết.

Trước đó, theo tìm hiểu của phóng viên Báo Người Lao Động, vào tháng 6 và tháng 8-2021, Bộ GD-ĐT có quyết định phê duyệt danh sách các giáo viên được tuyển chọn đi dạy tiếng Việt tại Lào nhiệm kỳ 2021-2023.

Tiếp đến, ngày 29-10-2021, Bộ GD-ĐT có quyết định 3830 về việc chi trả lương và các chế độ cho giáo viên đi giảng dạy tiếng Việt tại Lào nhiệm kỳ 2021-2023. Theo các quyết định này, danh sách các giáo viên là 27 người, thời gian chi trả lương và các chế độ từ tháng 11-2021 đến tháng 7-2023.

Cục hợp tác quốc tế lên tiếng vụ nhiều giáo viên ra nước ngoài dạy bị chậm lương - Ảnh 3.

Quyết định về việc chi trả lương cho các giáo viên của Bộ GD-ĐT.

Đây là các giáo viên ở nhiều tỉnh thành trên cả nước như: Nghệ An, Thanh Hoá, Hà Nội, Kon Tum, Kiên Giang, Cà Mau… Đến thời điểm hiện tại là cuối tháng 7-2023, hầu hết các giáo viên đi dạy tại Lào hiện đã về nước. Tuy nhiên, đến nay họ vẫn chưa nhận được tiền lương của 6 tháng đầu năm 2023.

Cục hợp tác quốc tế lên tiếng vụ nhiều giáo viên ra nước ngoài dạy bị chậm lương - Ảnh 4.

Do chậm nhận lương nên đời sống của các giáo viên dạy tại Lào gặp không ít khó khăn. Ảnh: N. An

Ngoài việc chậm được nhận lượng, thì hiện tại nhiều giáo viên từ Lào về Việt Nam rất lo lắng vì vẫn chưa nhận được quyết định, hay thông báo về việc hoàn thành nhiệm vụ dạy học từ Lào về của Bộ GD-ĐT nên chưa thể trở lại trường cũ nhận công tác.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo