xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đại án Trầm Bê: Chẳng nhớ chi hơn 1.666 tỉ đồng vào việc gì!

Phạm Dũng

Phiên xử đại án Trầm Bê bước sang ngày thứ 8, TAND TP HCM và các luật sư đã truy số tiền 1.666,8 tỉ đồng mà ông Phạm Công Danh đã dùng 11 công ty vay từ TPBank

Ngày 16-1, TAND TP HCM tiếp tục phiên xử bị cáo Trầm Bê (cựu Chủ tịch Hội đồng Tín dụng Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín - Sacombank), Phạm Công Danh (cựu Chủ tịch HĐQT Ngân hàng VNCB, Tập đoàn Thiên Thanh) và 44 bị cáo về tội "Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng".

Cấp trên "quên", cấp dưới nhớ tường tận

Về khoản vay 1.666,8 tỉ đồng, lấy lý do để có tiền chăm sóc khách hàng và tăng vốn đầu tư, Phạm Công Danh đã chỉ đạo Phan Thành Mai (nguyên Tổng Giám đốc VNCB) tìm cách rút tiền ra khỏi VNCB, chuyển về tài khoản để ông Danh sử dụng.

Đại án Trầm Bê: Chẳng nhớ chi hơn 1.666 tỉ đồng vào việc gì! - Ảnh 1.

Bị cáo Phạm Công Danh tại tòa Ảnh: HOÀNG TRIỀU

Sau đó, Mai gặp Nguyễn Việt Hà (Tổng Giám đốc Quỹ Lộc Việt) bàn bạc dùng biện pháp ủy thác đầu tư sang Quỹ Lộc Việt và nhờ Hà mượn pháp nhân các công ty để vay tiền TPBank, đem mua trái phiếu của Tập đoàn Thiên Thanh và Công ty Trung Dung. VNCB sẽ bảo lãnh cho các khoản vay này.

Do không biết sự lòng vòng nói trên, bộ phận chức năng của TPBank đã giải ngân 1.666,8 tỉ đồng để các công ty chuyển vào tài khoản của Phạm Công Danh. Qua vụ này, VNCB thiệt hại 1.740 tỉ đồng.

Tại tòa, bị cáo Phạm Công Danh khai không nhớ sử dụng số tiền 1666,8 tỉ đồng vào việc gì. Tuy nhiên, cấp dưới của bị cáo này lại nhớ rất rõ.

Cụ thể, lãnh đạo VNCB đề cập mối quan hệ giữa ông Phạm Công Danh và ông Trần Quý Thanh (Tổng Giám đốc Tân Hiệp Phát). Ông Danh đã hơn 20 lần chuyển tiền cho ông Trần Quý Thanh, hầu hết là tiền lãi. Trong số tiền 1.666,8 tỉ đồng, nhóm ông Phạm Công Danh đã 2 lần chuyển cho ông Trần Quý Thanh: một lần chuyển 43 tỉ cho nhóm ông Trần Quý Thanh và lần khác chuyển 194 tỉ đồng cho ông Thanh.

Người đại diện của ông Trần Quý Thanh biện hộ tại tòa rằng 194 tỉ đồng là số tiền mà bà Phạm Thị Trang (đã bỏ trốn) vay từ bà Trần Ngọc Bích (con gái ông Thanh). Khi bà Trang trả tiền, bà Bích chỉ định chuyển 194 tỉ đồng vào tài khoản ông Thanh.

Còn bị cáo Mai Hữu Khương (nguyên Giám đốc Tài chính VNCB) cho biết ông Phạm Công Danh dùng tiền vay từ TPBank nhằm tăng vốn điều lệ, trả nợ cho Tập đoàn Thiên Thanh và chăm sóc khách hàng. Đặc biệt, có giai đoạn Tập đoàn Thiên Thanh khó khăn đến nỗi phải sử dụng tiền ở VNCB trả cho nhân viên.

Trong khi đó, bị cáo Phan Thành Mai khai số tiền 1.666,8 tỉ đồng VNCB đã dùng để tăng vốn điều lệ, trả cho bà Hứa Thị Phấn 600 tỉ đồng, trả lãi cho cha con ông Trần Quý Thanh, chăm sóc khách hàng… Bị cáo Mai đề nghị truy thu số tiền 600 tỉ đồng đã trả cho bà Hứa Thị Phấn để khắc phục hậu quả cho VNCB.

4.500 tỉ đồng yêu cầu thu hồi đi đâu?

Liên quan đến số tiền 4.500 tỉ đồng tăng vốn điều lệ mà bị cáo Phạm Công Danh và đồng phạm yêu cầu tòa thu hồi để khắc phục hậu quả, đại diện Ngân hàng CB (tiền thân là Ngân hàng Xây dựng, VNCB) cho biết từ ngày 14-2-2014 đến 26-7-2014, số dư còn 526,1 tỉ đồng (chốt vào ngày khởi tố vụ án). Theo CB, nguồn tiền đi vào ngân hàng là 80.000 tỉ, tiền đi ra là 81.000 tỉ (lấy số tròn) nên bị âm, trong đó có số tiền 4.500 tỉ đồng nói trên. Đến ngày 31-12-2014, chốt sổ kinh doanh của ngân hàng chỉ còn 32 tỉ đồng.

Từ dữ liệu của đại diện CB, luật sư của Phạm Công Danh nhấn mạnh bị cáo với tư cách là chủ tịch HĐQT ngân hàng đã sử dụng tiền cho hoạt động của ngân hàng chứ không phải cho cá nhân.

Theo trưởng đoàn giám định Ngân hàng Nhà nước, nguồn vốn 4.500 tỉ đồng đã hòa chung vào nguồn vốn của VNCB. Cũng theo vị này, ngân hàng BIDV không bị thiệt hại gì, tiền thu nợ và cách thu nợ của BIDV phù hợp với quy định của pháp luật. 

Từ chối luật sư của ông Trần Bắc Hà

Sáng 16-1, đại diện của ông Trần Bắc Hà (nguyên Chủ tịch HĐQT, Trưởng Phân ban rủi ro Ngân hàng BIDV) là ông Nguyễn Hồng Dân đã nộp cho HĐXX những tài liệu liên quan tới việc khám chữa bệnh của ông Hà tại Singapore. Tất cả tài liệu này đều có dấu hợp thức hóa Lãnh sự quán Việt Nam tại Singapore và ông Hà đã nhập cảnh vào ngày 7-1.

Ngoài ra, sáng cùng ngày, HĐXX cũng nhận được đơn của một văn phòng luật sư giới thiệu luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho ông Trần Bắc Hà. Tuy nhiên, HĐXX xét thấy trong đơn của văn phòng luật sư này không thể hiện ý chí của ông Hà và đơn không có hợp pháp hóa lãnh sự vì ông Hà không có mặt tại Việt Nam. Từ đó, HĐXX quyết định không chấp nhận đơn xin bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của văn phòng luật sư.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo