xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đại biểu Phạm Thị Minh Hiền truy gắt vụ "sinh viên bán dâm"

Văn Duẩn - Thế Dũng

Dẫn bài viết trên Báo Người Lao Động xung quanh quy định về sinh viên bán dâm, đại biểu Quốc hội Phạm Thị Minh Hiền, nhấn mạnh: Chỉ khi nào bộ trưởng nhận thấy trách nhiệm của người đứng đầu thì mới lấy lại được sự tôn nghiêm của quản lý giáo dục

Ngày 31-10, Quốc hội (QH) tiếp tục phiên chất vấn và trả lời chất vấn. Những vấn đề về trách nhiệm của Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) Phùng Xuân Nhạ trong dự thảo quy định sinh viên bán dâm 4 lần bị buộc thôi học… tiếp tục làm nóng nghị trường.

Đẩy trách nhiệm cho cấp dưới

Xoáy thẳng vào vấn đề về trách nhiệm, vai trò nêu gương của người đứng đầu ngành giáo dục, khi dự thảo thông tư của Bộ GD-ĐT quy định buộc thôi học đối với sinh viên bán dâm 4 lần, gây phản cảm, đại biểu (ĐB) Phạm Thị Minh Hiền (Phú Yên), chất vấn: "Giải pháp nào để giữ vững sự tôn nghiêm của quản lý giáo dục hiện nay?".

Đại biểu Phạm Thị Minh Hiền truy gắt vụ sinh viên bán dâm - Ảnh 1.

Đại biểu Phạm Thị Minh Hiền dẫn Báo Người Lao Động nói thẳng về trách nhiệm của Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ Ảnh: THẾ VĂN

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết quy định về bán dâm đối với học sinh, sinh viên được đưa ra từ năm 2007 trong quy định quản lý sinh viên và sau đó đầu năm 2016 lại có thông tư. Như vậy, thực tế quy định này đã có và khi rà soát đã đề nghị những nội dung không còn phù hợp thì phải bỏ hoặc sửa, trong đó có nội dung này.

"Vấn đề đặt ra, khi sửa thì ban soạn thảo, đặc biệt là cá nhân cán bộ thực hiện việc này năng lực hạn chế, ý thức trách nhiệm kém đưa lên, dẫn đến có ý kiến của xã hội. Và khi nhận được thông tin, tôi chỉ đạo báo cáo và xử lý ngay" - Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ trình bày, đồng thời khẳng định không cần đưa quy định đó vào thông tư.

Về vấn đề này, Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân đề nghị những quy định nào không hợp lý, phản cảm, gây bức xúc xã hội thì phải sửa ngay. "Cần phải rút kinh nghiệm, một vấn đề như thế mà lại đưa rộng rãi lên mạng lấy ý kiến, trong khi chưa bàn, gây bức xúc trong học sinh, sinh viên, phụ huynh và dư luận xã hội. Đề nghị bộ trưởng chỉ đạo, khắc phục ngay" - Chủ tịch QH yêu cầu.

Ngay sau khi Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ trả lời chất vấn xong, ĐB Phạm Thị Minh Hiền đã bấm nút xin tranh luận lại. Cầm trên tay tờ Báo Người Lao Động, đại biểu Hiền nói: "Trước khi tranh luận với Bộ trưởng, tôi muốn đọc cho Bộ trưởng nghe một đoạn trong chuyên mục Câu chuyện hôm nay của Báo Người Lao Động, trong đó có nêu lời của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc: "Đề cao vai trò của bộ trưởng trong công tác xây dựng thể chế, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc từng nêu rõ: Văn bản nào mà sau này ban hành có sai sót, phải sửa đổi thì bộ trưởng chủ trì soạn thảo phải chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ".

Mong bộ trưởng nhìn thẳng vào sự thật

Không thỏa mãn với câu trả lời của Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, ĐB của tỉnh Phú Yên cho rằng bà rất thất vọng, không thấy Bộ trưởng nhận trách nhiệm mà lại chuyển trách nhiệm đó cho một cá nhân khác. Chỉ khi nào Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nhận thấy trách nhiệm của người đứng đầu, nhận ra năng lực quản trị của bộ máy giúp việc có vấn đề, có hạn chế, thì mới có những giải pháp để lấy lại được sự tôn nghiêm của quản lý giáo dục.

"Tôi rất mong bộ trưởng nhìn thẳng vào sự thật này. Không tránh né, không tác động, để có những giải pháp tích cực hơn cho ngành giáo dục sắp tới. Tôi xin cảm ơn Bộ trưởng" - ĐB Hiền kết thúc phần tranh luận.

Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân cũng đề nghị Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ rút kinh nghiệm. "Bộ trưởng đổ cho một cán bộ thiếu năng lực của ngành, chứ ĐB Hiền chưa thấy Bộ trưởng nhận trách nhiệm là người đứng đầu" - Chủ tịch QH nói.

Trả lời phóng viên Báo Người Lao Động sau đó bên hành lang QH, ĐB Phạm Thị Minh Hiền nhấn mạnh: "Vấn đề là phải nhận ra được trách nhiệm của người đứng đầu, nếu không sẽ không có được giải pháp hữu hiệu".

Bà Hiền cũng chia sẻ đối với ngành giáo dục là lĩnh vực rất khó, không thể nào quy hết trách nhiệm cho Bộ trưởng trong nhiệm kỳ này, vì có những hạn chế kéo dài từ nhiều năm, trong cả quá trình. "Nhưng vấn đề là thái độ, quan điểm của người đứng đầu cơ quan quản lý giáo dục phải nhận thấy rõ trách nhiệm của mình" - bà nói.

Theo nữ ĐB tỉnh Phú Yên, trong giáo dục vẫn chấp nhận một con người có thể vấp ngã, đứng dậy và trưởng thành. "Nhưng trong quản lý giáo dục, nếu anh có quá nhiều cú vấp ngã, mà mỗi lần vấp ngã lại cứ xin lỗi, sửa sai thì đối tượng bị tổn thương không phải là bộ trưởng hay cơ quan quản lý về giáo dục, mà chính là các thế hệ học sinh đang thụ hưởng nền giáo dục nước nhà". 

Chính sách sai thì người dân lãnh đủ

Đánh giá về phần trả lời chất vấn của Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, ĐB Trương Trọng Nghĩa (TP HCM) cho rằng nếu trong quá trình soạn thảo chính sách mà bộ trưởng sâu sát, dành nhiều tâm sức, sẽ phát hiện kịp thời những điều bất hợp lý, cho ra sản phẩm không có lỗi hay ít lỗi. Bộ trưởng phải chịu trách nhiệm chính trị đối với toàn bộ công việc, chính sách mà bộ mình ban hành.

Trả lời chất vấn của bộ trưởng không chỉ dành riêng cho ĐB mà chính là trả lời trước cử tri cả nước. "Đây thực chất là quan hệ cử tri với bộ trưởng thông qua ĐBQH. Bộ trưởng có chính sách, biện pháp tốt thì dân được hưởng; chính sách, biện pháp sai thì người dân lãnh đủ. Qua đây, để cử tri đánh giá, giám sát bộ trưởng có hoàn thành nhiệm vụ hay không" - ông Nghĩa nói.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo