xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đảng quang vinh và Đảng phải liên tục sửa mình

Tô Văn Trường

(NLĐO) - Nếu xa dân, không biết giữ mình, không liên tục sửa mình thì đó là "nguy cơ" của đảng cầm quyền - Lênin từng cảnh báo như vậy khi Cách mạng Tháng Mười Nga mới thành công

Các triều đại Việt Nam và cả Trung Hoa trong lịch sử có lúc thịnh, lúc suy và trị loạn nhưng triều đại nào có chủ trương chính sách phát triển đất nước được lòng dân và pháp luật nghiêm minh thì triều đại đó hưng thịnh.

Ở các nước, nhiều đảng từng là tiên phong và có công giành độc lập cho đất nước mình (khỏi chế độ thực dân cũ) nhưng số đảng kiểu đó lại tiếp tục tiên phong trong xây dựng một cấu trúc quản trị tiên tiến, phát huy dân chủ, nội lực đất nước để đưa dân tộc đi lên thế giới văn minh. Quyền lực mới giành được đã làm cho nhiều đảng, nhiều lãnh tụ thay đổi và thường quay lại hưởng thụ, tham lam quyền lực, vơ vét của cải.

Những cuộc cách mạng nông dân rất điển hình cho trường hợp này – lật đổ chế độ phong kiến để mình lên làm vua.

Đảng Cộng sản Việt Nam nhờ có những cá nhân kiệt xuất như Hồ Chí Minh nên đã thành công. Mấu chốt là sau khi giành độc lập, Đảng đó có đủ trí tuệ và bản lĩnh đưa ra được triết lý và đường lối phát triển tốt hay không – vừa để bản thân Đảng không bị thoái hóa, vừa mở đường cho đất nước và dân tộc phát triển dựa trên nền tảng của công lý, công bằng, tự do và dân chủ.

Đảng Cộng sản Việt Nam từ khi ra đời đã và luôn là lực lượng chính trị lớn nhất và mạnh nhất trong xã hội và cả trong lịch sử phát triển của dân tộc. Hệ thống tổ chức chính trị của Đảng rộng khắp, đồng bộ (tức là ở đâu có quần chúng thì ở đó có Đảng và tổ chức quần chúng của Đảng). Đảng viên của Đảng có thành phần đầy đủ, đại diện cho mọi tầng lớp xã hội. Lợi ích của Đảng luôn gắn liền với lợi ích của quần chúng và lấy quần chúng làm chỗ dựa. Mục tiêu chính của Đảng là phát triển, trên cơ sở thực tiễn để đổi mới nhận thức, và ngược lại, đổi mới để phát triển.

Khi chưa cầm quyền, Đảng rất biết "giữ mình' để tránh bị kẻ thù phát hiện, tấn công; bởi nếu trơ trọi một mình, kẻ địch dễ đánh phá, sẽ không có quần chúng để lãnh đạo Cách mạng. Khi cầm quyền, các nguy cơ ấy không còn trực tiếp. Đảng nhận thức rõ nếu xa dân, không biết giữ mình, không liên tục sửa mình thì đó sẽ là "nguy cơ" - điều mà Lênin đã từng cảnh báo khi Cách Mạng Tháng Mười mới thành công.

Người dân nhận thấy, chúng ta vẫn yếu kém về mặt lý luận, nói và làm chưa thật đi đôi, đặc biệt là khâu định hướng chiến lược ở mức thời đại. Thực dụng và dân túy là hai thứ thường gặp trong các chính sách của Đảng. Chủ nghĩa cơ hội vẫn là căn bệnh khó chữa của không ít đảng viên trong Đảng. Bảo thủ, chậm chuyển biến, hoài nghi quá khứ và thiếu lòng tin vào tượng lại vẫn là căn bệnh thiếu tri thức hiện nay.

Để tiếp nhận những gì tốt đẹp, văn minh của nhân loại, đồng thời "ta vẫn là ta" bắt buộc Đảng phải có tầm nhìn, hướng tiếp cận và chiến lược phát triển của hệ thống chính trị, mô hình tổ chức nhà nước pháp quyền để theo kịp thời đại.

Nhiều người dân Việt Nam vẫn còn nhớ thời kỳ cuối thập niên 1980, nhất là khi khối Đông Âu suy yếu và tan rã, trước các yêu cầu bức xúc của cuộc sống, để tồn tại, Đảng và nhà nước ta đã tự cứu mình bằng cách tiến hành đường lối đổi mới, tạo ra các bước đột phá đưa đất nước ra khỏi cuộc khủng hoảng, trì trệ. Thực tế trong những năm qua, chứng minh đổi mới là đúng hướng đã tạo ra thế và lực để có được một Việt Nam như ngày nay.

Thách thức lớn nhất của đảng cầm quyền là vượt qua được chính mình để tiếp tục ở trong nhóm tiên phong. Trong thời đại ai cũng vì mình này, chính là cơ hội tốt để Đảng Cộng sản Việt Nam biến chuyển nhanh hơn trở thành một đảng của dân tộc để tiếp tục "sứ mệnh" mục tiêu xây dựng đất nước dân giàu, nước mạnh xã hội dân chủ, công bằng và văn minh.

Chiến dịch "đốt lò" cần được đẩy mạnh

Gần đây, chiến dịch "đốt lò" của Đảng do Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng phát động được đẩy mạnh, làm cho tình hình khá hơn, dân có niềm tin hơn nhưng đó mới dừng lại là giải quyết hậu quả mà chưa giải quyết nguyên nhân và cũng chỉ mới động được vào một số ít đối tượng có quyền lực thực sự. Quan trọng nhất không phải là có bao nhiêu vụ việc bị phanh phui, bao nhiêu quan tham ra vành móng ngựa mà là cơ chế quản trị, hệ thống pháp luật nào đảm bảo được để các quan tham "không muốn, không dám, và không thể " tham nhũng.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo