xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đặt lợi ích quốc gia lên cao nhất

Duy Nhân

Sau mấy mươi năm bám biển, gia đình ông L.Q.K - ở thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau - mua được 2 chiếc tàu cá cũ có công suất 180 CV, trị giá gần 2 tỉ đồng. Có tàu lớn, ông K. ôm mộng làm giàu sang vùng biển Thái Lan đánh bắt. Thế nhưng, giấc mơ của ông K. đã sớm tan thành mây khói.

Chiếc tàu đầu tiên của ông K. bị lực lượng chức năng Thái Lan bắt giữ vào năm 2015. Bị mất tàu, ông K. đành làm lại từ đầu với chiếc tàu còn lại. Chỉ còn một chiếc tàu, ông K. tiếp tục mạo hiểm lần thứ hai. Cũng như số phận của chiếc tàu trước, tàu của ông K. lại bị bắt giữ vào tháng 12-2017 trong vùng biển của Thái Lan. "Do biển ta ngày một nghèo đi vì bị khai thác cạn kiệt nên anh em đánh liều chứ ai cũng thấy hậu quả khó lường vì đã có hàng trăm tàu ở đây từng bị bắt rồi. Đến nay gần như không có tin tức gì về 2 chiếc tàu bị bắt" - ông K. buồn bã kể. Do kinh tế gia đình ngày càng kiệt quệ khiến ông K. phải từ bỏ đời ngư dân sau nhiều thế hệ gắn bó đi lái xe thuê. Còn vợ ông từ bà chủ 2 phương tiện phải đi vá lưới thuê cho chủ tàu khác.

Theo số liệu chưa đầy đủ, chỉ từ năm 2015 đến nay, đã có hàng ngàn tàu cá của các tỉnh ĐBSCL bị bắt giữ vì vi phạm vùng biển nước ngoài. Ước tính cứ 10 tàu cá khai thác trái phép vùng biển nước người thì chỉ có 3 tàu trở về. Những tàu bị bắt giữ ở vùng biển nước ngoài phải chi rất nhiều tiền để chuộc tàu, chuộc người. Có tàu bị đánh chìm.

Biết vậy, nhưng không ít ngư dân vẫn đánh cược với rủi ro mà không hiểu rằng nếu may mắn không bị bắt giữ thì hành động của họ là nguyên nhân chính để châu Âu áp đặt "thẻ vàng" với thủy sản xuất khẩu từ Việt Nam. Nếu không có giải pháp khắc phục thì chúng ta có thể bị chuyển từ "thẻ vàng" sang "thẻ đỏ". Khi đó, tất cả sản phẩm thủy - hải sản xuất khẩu từ Việt Nam sẽ bị cấm vào châu Âu và ngư dân cũng chính là đối tượng chịu thiệt hại bởi lệnh phạt này.

Để ngăn chặn tình trạng ngư dân khai thác vi phạm vùng biển nước ngoài, nhiều địa phương có lượng tàu đánh bắt xa bờ lớn như Cà Mau, Kiên Giang đã gắn thiết bị theo dõi hành trình cho các phương tiện theo quy định. Ngoài ra còn có nhiều chế tài xử phạt nặng đối với tàu vi phạm, thậm chí là tước giấy phép khai thác...

Mới đây, Chính phủ đã ban hành Nghị định 42/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản. Trong đó, ngành thủy sản sẽ áp dụng mức phạt nặng từ 300 triệu đến 1 tỉ đồng đối với chủ tàu cá không trang bị thiết bị giám sát hành trình trên tàu cá có chiều dài từ 15 m đến dưới 24 m theo quy định; không duy trì hoạt động hoặc vô hiệu hóa thiết bị giám sát hành trình trong quá trình hoạt động trên biển đối với tàu cá có chiều dài từ 24 m trở lên (trừ trường hợp bất khả kháng). Nghị định này sẽ có hiệu lực vào ngày 5-7.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo