xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Dạy cái tâm cho cầu thủ

Chuyên gia bóng đá ĐOÀN MINH XƯƠNG

Cú vào bóng quá nghiệt ngã của Ngô Hoàng Thịnh (CLB TP HCM) đối với Đỗ Hùng Dũng (CLB Hà Nội) không chỉ khiến HLV Park Hang-seo mất đi một chiến binh quan trọng trong chiến dịch vòng loại World Cup 2022 sắp tới, mà còn có khả năng buộc cầu thủ của đội bóng thủ đô phải giải nghệ ở tuổi 27, độ chín của sự nghiệp bóng đá.

Tôi không có bất kỳ dự cảm xấu nào về đoạn kết câu chuyện buồn, chỉ mong Đỗ Hùng Dũng sớm bình phục và trở lại sân cỏ; hy vọng Ngô Hoàng Thịnh vượt qua được áp lực tâm lý, không bị nỗi hối hận dằn vặt lâu dài làm ảnh hưởng đến tương lai. Điều muốn nói ở đây là các đội bóng có trách nhiệm gì về những vụ va chạm kinh hoàng trên sân cỏ Việt Nam, từ câu chuyện của Quế Ngọc Hải thuở nào và nay là Ngô Hoàng Thịnh?

Trong quá trình hợp tác giữa bóng đá TP HCM với CLB Olympique Lyon, tôi có dịp được tham quan cơ ngơi, tận mắt theo dõi quy trình đào tạo của đội bóng Pháp nổi tiếng này. Chẳng phải ngẫu nhiên người ta gọi Lyon là "lò đào tạo", "công xưởng bóng đá" giá trị bậc nhất châu Âu khi đội bóng này chuyên mua về cầu thủ với giá rẻ, tạo đất diễn cho họ rồi bán đi với những bản hợp đồng bạc tỉ.

Ngoài khả năng phát hiện "ngọc thô", Lyon còn đưa vào giáo trình đào tạo các lứa cầu thủ trẻ U13, U15 rất nhiều bài học để biến những cậu bé trai này không thành siêu sao thì cũng trở thành người hữu dụng với tài, trí vẹn toàn. Trong những bài học này có các mục quan trọng như xử sự với đồng nghiệp và đối thủ trong cũng như ngoài sân cỏ, giao tiếp với người hâm mộ, giới truyền thông...

Dẫn câu chuyện xứ người để thấy hành trình bóng đá lên chuyên nghiệp ở Việt Nam còn rất gian nan. Tôi không chỉ trích Ngô Hoàng Thịnh ở pha bóng cụ thể này nhưng việc em vào bóng trong tâm thế "cửa dưới" với Đỗ Hùng Dũng làm sao không tránh khỏi việc gây ra hậu quả khó lường? Không cần làm chuyên môn cũng thấy, chưa vào trận, CLB TP HCM đã "ngán" CLB Hà Nội. Truyền thông đương nhiên phải đề cập nhiều đến trận derby này nhưng đội bóng, cụ thể là ban huấn luyện, đã làm gì để giải tỏa áp lực cho cầu thủ, để rồi từng pha bóng tranh chấp đều thể hiện rõ thái độ tự ti nơi các cầu thủ chủ nhà?

Nhiều nhà cầm quân luôn chỉ đạo các cầu thủ của mình theo kiểu "tranh chấp quyết liệt nhất", "vào cuộc với tâm lý quyết thắng" hay "đá mạnh vào, máu lửa vào" nhưng thử hỏi, quyết liệt nhất là như thế nào, đá mạnh và máu lửa ra sao, có phải quan tâm đến đối phương hay là đoạt lại bóng bằng mọi giá... Đây có thể nói là điều không mấy khi được nghe từ băng ghế kỹ thuật hoặc từ các buổi huấn luyện.

Không thể tồn tại bằng cách bất chấp tất cả, bởi trên hết, cầu thủ đầu tiên đều là con người, sau mỗi trận đấu quyết liệt, họ lại là bạn bè, đồng nghiệp ở đời thường, nhất thiết phải nghĩ đến sức khỏe, sự an toàn, cuộc sống của nhau. Không ai dạy học trò làm điều xấu, cái ác, cũng chẳng thầy nào chỉ đến sân bày vẽ cho cầu thủ của mình các "chiêu trò" hay "tiểu xảo"... Dạy cái tâm cho cầu thủ chính là vấn đề tiên quyết của các ban huấn luyện, mục tiêu quan tâm của lãnh đạo các đội bóng chứ không phải chỉ chăm chăm theo thành tích và cố gắng đạt được bằng mọi giá.

Đào Tùng ghi 


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo