xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đề cao dân chủ cơ sở, bảo vệ trẻ em

VĂN DUẨN - MINH CHIẾN

Nhiều đại biểu Quốc hội kiến nghị các biện pháp bảo vệ trẻ em cần được quy định trong dự thảo Luật Phòng chống bạo lực gia đình ở mức độ cao hơn và sớm hơn

Ngày 14-6, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 3, Quốc hội (QH) thảo luận tại hội trường về dự án Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở và dự án Luật Phòng chống bạo lực gia đình (sửa đổi).

Công khai quyền và lợi ích của người lao động

Về dự án Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, nhiều đại biểu (ĐB) tán thành với sự cần thiết ban hành luật này, bởi sẽ góp phần thể chế hóa quan điểm, chủ trương của Đảng trong thực hiện, phát huy quyền làm chủ của nhân dân. ĐB Cầm Hà Chung (đoàn Phú Thọ) khẳng định: "Dân chủ là phương thức để nhân dân phát huy quyền làm chủ, thể hiện ý chí, nguyện vọng, lợi ích và quyền lực của mình để tham gia các hoạt động của nhà nước và xã hội".

Về trách nhiệm tổ chức thực hiện pháp luật dân chủ ở cơ sở, ĐB Chung cho biết việc này nhiều nơi còn hình thức, nhất là đối với các nội dung, hình thức mà chính quyền phải công khai để người dân được bàn luận, tham gia ý kiến. Một trong các nguyên nhân là do trách nhiệm của tập thể, cá nhân quy định trong văn bản pháp luật chưa rõ ràng, đầy đủ.

Theo ĐB Chung, để khắc phục bất cập trên, trong dự thảo luật cần quy định rõ và đầy đủ trách nhiệm của chính quyền cơ sở. Đồng thời, quy định đầy đủ quyền và trách nhiệm của MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị xã hội trong thực hiện dân chủ cơ sở, nhấn mạnh khâu chủ động đề xuất các vấn đề nhân dân, người lao động tham gia ý kiến.

ĐB Phạm Văn Hòa (đoàn Đồng Tháp) cũng đánh giá việc thực hiện dân chủ còn nhiều bất cập trong nội dung, hình thức. Bên cạnh đó, phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng chưa thống nhất, mỗi nơi thực hiện khác nhau, thiếu chế tài xử lý. Do đó, việc xây dựng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở là rất cần thiết để giải quyết những bất cập này.

Về thực hiện dân chủ tại doanh nghiệp theo quy định tại dự thảo luật, ĐB Trần Quốc Quân (đoàn Long An) đề nghị ban soạn thảo nghiên cứu bổ sung những quy định chi tiết hơn về các nội dung doanh nghiệp phải công khai liên quan đến quyền và lợi ích trực tiếp của người lao động.

ĐB Quân đưa ra kiến nghị này là vì trong thời gian qua, việc công khai và thực hiện dân chủ tại các doanh nghiệp còn nhiều bất cập, nhất là việc công khai các chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp và chính đáng của người lao động.

Theo chương trình dự kiến, này 15-6, QH thảo luận ở hội trường về dự án Luật Dầu khí (sửa đổi) và dự án Luật Sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Tần số vô tuyến điện; biểu quyết thông qua Nghị quyết về phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2020; biểu quyết thông qua Luật Điện ảnh (sửa đổi) và Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi).

Đề cao dân chủ cơ sở, bảo vệ trẻ em - Ảnh 1.

Đại biểu Nguyễn Thị Thủy đề nghị khắc phục những khoảng trống bảo vệ trẻ em trong dự thảo Luật Phòng chống bạo lực gia đình (sửa đổi)Ảnh: Nguyễn Nam

Chặn mầm bạo lực trong gia đình

Việc sửa đổi Luật Phòng chống bạo lực gia đình được các ĐB cho là rất cấp thiết, nhằm hoàn thiện thể chế về công tác phòng chống bạo lực gia đình theo hướng tăng cường các biện pháp bảo vệ các quyền con người theo Hiến pháp năm 2013; nâng cao hiệu lực, hiệu quả của các thiết chế nhà nước, xã hội cũng như vai trò của gia đình về lĩnh vực này.

Tham gia góp ý, ĐB Nguyễn Thị Thủy (đoàn Bắc Kạn) dành nhiều quan tâm đến vấn đề phòng chống bạo hành trẻ em trong gia đình. Theo bà Thủy, thời gian qua, số vụ bạo hành trẻ em trong gia đình tăng cả về số vụ và mức độ nghiêm trọng. Năm 2021, thống kê của Bộ Công an cho biết trong gần 2.000 vụ xâm hại trẻ em, hầu hết do chính người thân trong gia đình gây ra. Con số trên cũng trùng khớp với thống kê của Tổng đài quốc gia bảo vệ trẻ em. Trong tổng số cuộc gọi liên quan báo về bạo hành trẻ em, có tới 75% vụ việc do chính những người thân trong gia đình gây ra.

Nguyên nhân, ĐB Nguyễn Thị Thủy cho rằng do pháp luật chưa hoàn thiện, còn thiếu những quy định để chủ động phòng ngừa bạo hành trẻ em ở những gia đình có hoàn cảnh đặc biệt. Từ thực tiễn trên, bà Thủy kiến nghị cơ quan soạn thảo rà soát để khắc phục những khoảng trống bảo vệ trẻ em trong dự thảo luật; đồng thời bổ sung các biện pháp đặc thù để chủ động phòng ngừa bạo hành trẻ em trong môi trường gia đình ở những gia đình có hoàn cảnh đặc biệt.

Về hành vi bạo lực gia đình đối với trẻ em, ĐB Trần Thị Kim Nhung (đoàn Quảng Ninh) cho rằng có những hành vi khá phổ biến nhưng rất khó để nhận biết, đó là bạo lực tinh thần khi mắng chửi, đe dọa, chì chiết đối với trẻ em hay còn gọi là bạo lực ngôn ngữ, loại hành vi này dễ bị hiểu nhầm là một cách dạy dỗ con. Vì vậy, cần có quy định cụ thể để nhận diện được những hành vi bạo lực tinh thần như nêu trên.

Còn theo ĐB Nguyễn Trần Phượng Trân (đoàn TP HCM), pháp luật hiện hành chỉ mới tập trung vào các biện pháp xử lý đối tượng gây bạo lực gia đình, trong khi chưa chú trọng đến các biện pháp giáo dục nhằm nâng cao nhận thức, kiến thức của đối tượng này. Vì thế, ĐB Phượng Trân đề nghị bổ sung những người có hành vi bạo lực gia đình vào nhóm đối tượng được tư vấn để bảo đảm nguyên tắc lấy phòng ngừa là chính.

Cảnh sát cơ động được mang vũ khí lên máy bay ngăn khủng bố

* Giám sát việc huy động nguồn lực chống dịch Covid-19

Sáng 14-6, QH đã biểu quyết, thông qua dự án Luật Cảnh sát cơ động. Luật này gồm 5 chương, 33 điều, quy định cụ thể 7 quyền hạn của cảnh sát cơ động, trong đó có quyền được mang theo vũ khí, công cụ hỗ trợ, phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ vào cảng hàng không và lên máy bay dân sự để làm nhiệm vụ trong các trường hợp chống khủng bố, giải cứu con tin, trấn áp đối tượng có hành vi nguy hiểm sử dụng vũ khí; bảo vệ vận chuyển hàng đặc biệt, áp giải bị can, bị cáo phạm tội đặc biệt nghiêm trọng và sử dụng máy bay do cấp có thẩm quyền huy động riêng cho cảnh sát cơ động để kịp thời giải quyết các vụ việc phức tạp về an ninh, trật tự.

l Sáng cùng ngày, QH đã biểu quyết thông qua Nghị quyết thành lập Đoàn Giám sát chuyên đề "Việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng chống dịch Covid-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng". Theo đó, đối tượng giám sát là Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan, tổ chức có liên quan. Đoàn giám sát báo cáo Ủy ban Thường vụ QH về kết quả giám sát tại phiên họp tháng 4-2023, trình QH xem xét tại kỳ họp thứ 5, QH khóa XV.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo