xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Để không phải mong đợi phép mầu

DƯƠNG QUANG

Hầu như ai biết chuyện cũng đều cầu mong phép nhiệm mầu đến với em Thái Lý Hạo Nam - 10 tuổi, bị rơi lọt vào ống cọc bê-tông rộng chỉ 25 cm, đóng sâu xuống lòng đất 35 m, tại công trình cầu Rọc Sen (xã Phú Lợi, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp).

Vụ tai nạn xảy ra từ trưa 31-12-2022, công tác cứu nạn tính từ ngay sau thời điểm đó đến nửa khuya 3-1-2023 là khoảng 3,5 ngày đêm. Đây là vụ tai nạn hy hữu, hậu quả tất nhiên rất đau xót.

Đau buồn, mất mát rồi sẽ vơi theo thời gian, song vấn đề lớn vẫn đọng lại mãi chưa có câu trả lời: Tại sao còn xảy ra quá nhiều vụ tai nạn kiểu như vậy, hầu hết nạn nhân là trẻ em?

Bằng chứng khác, mới nhất, là: Cách đây 2 tuần, bé gái 5 tuổi bị té xuống hố ép cọc bê-tông tại công trường đang thi công ở thị trấn Hiệp Phước, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai. Hố này sâu hơn 10 m, miệng hố rộng 40 cm, nạn nhân may mắn được cứu sống. Và, trước đó nữa, không thể kể hết những vụ trẻ em bị tai nạn thương tích hoặc thiệt mạng do té ngã, trượt chân xuống hố công trường, cống thoát nước, bể bơi, giếng đào, thang máy, trạm điện… tại nhiều địa phương. Hầu hết hiện trường gây tai nạn là công trình thi công dang dở hoặc đang vận hành mà không bảo đảm an toàn, thừa cạm bẫy nhưng thiếu cảnh báo.

Sau mỗi vụ tai nạn, câu hỏi luôn được đặt ra là ai chịu trách nhiệm và chịu như thế nào? Hầu hết những trường hợp đã xảy ra trên thực tế đều được giải quyết theo hướng dân sự (đôi bên thỏa thuận bồi thường) hoặc hành chính (các đơn vị/ cá nhân liên quan bị phạt hành chính). Nguyên nhân thường do không xác định được trách nhiệm, mù mờ trách nhiệm hoặc bên bị hại bãi nại. Không truy cứu trách nhiệm hình sự thì đâu thể răn đe, do vậy những cái bẫy chết người cứ thế cả vô tình lẫn cố ý được giăng ra, gây bất an thường trực cho cuộc sống con người.

Trở lại với vụ việc em Hạo Nam ở Đồng Tháp, hiện trách nhiệm chưa được phân định, mà cho dù nạn nhân có lỗi đi nữa cũng không thể bỏ qua trách nhiệm của chủ đầu tư, nhà thầu thi công, các nhà thầu liên quan và những cá nhân, bộ phận được chủ đầu tư/ nhà thầu giao nhiệm vụ tại công trình. Nếu chưa đủ yếu tố hình sự thì có căn cứ xử phạt hành chính theo Nghị định 12/2022/NĐ-CP và Nghị định 06/2021/NĐ-CP của Chính phủ. Còn nếu có dấu hiệu tội phạm thì có thể bị truy cứu trách nhiệm về các tội danh như: "Vi phạm quy định về an toàn lao động" (quy định tại điều 295, Bộ Luật Hình sự), tội danh "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" (quy định tại điều 360, Bộ Luật Hình sự).

Từ rất sớm, vào tháng 2-1990, Việt Nam là nước đầu tiên ở châu Á và nước thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước Liên Hiệp Quốc về Quyền trẻ em. Ngoài ra, Luật Trẻ em được Quốc hội nước ta thông qua từ năm 2016 gồm 7 chương và 106 điều, trong đó quy định 25 quyền dành cho trẻ em. Như vậy, luật đã có, vấn đề là vận dụng thế nào thôi. Phép mầu không phải lúc nào cũng đến, nó nằm trong tay đấng siêu hình. Còn luật thì nằm trong tay chúng ta và từ ý chí, bằng trí tuệ của chúng ta, hãy sử dụng những quyền năng mình đang có ấy! 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo