xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

DIỄN ĐÀN KINH TẾ THẾ GIỚI VỀ ASEAN 2018: Khát vọng về một quốc gia thịnh vượng

Dương Ngọc

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh Việt Nam đủ tự tin để làm bạn với những người giỏi nhất và có khát vọng mãnh liệt trở thành một quốc gia thịnh vượng

Chiều 13-9, trong khuôn khổ Hội nghị Diễn đàn Kinh tế thế giới về ASEAN 2018 (WEF ASEAN 2018), Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam (VBS) 2018 với chủ đề "Việt Nam - đối tác kinh doanh tin cậy" đã diễn ra tại Hà Nội.

Chính phủ kiến tạo, đồng hành cùng doanh nghiệp

Đánh giá cao vị trí của Việt Nam, Chủ tịch WEF Borge Brende nhận định qua 8 năm, Việt Nam có tăng trưởng kinh tế tuyệt vời. Ông Brende cho rằng Việt Nam còn nhiều điểm có thể cải tiến như chất lượng giáo dục, hiệu quả hoạt động của thị trường lao động... để tăng sức cạnh tranh.

DIỄN ĐÀN KINH TẾ THẾ GIỚI VỀ ASEAN 2018: Khát vọng về một quốc gia thịnh vượng - Ảnh 1.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam 2018 Ảnh: VGP

Tuy nhiên, trong phần phát biểu khai mạc hội nghị, thay vì bắt đầu với những thành tựu đạt được của nền kinh tế như thường lệ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nêu lên những điểm chưa đạt kỳ vọng để các doanh nghiệp (DN) suy nghĩ và hành động mạnh mẽ hơn.

Theo Thủ tướng, Việt Nam đã tham gia khá rộng vào chuỗi giá trị toàn cầu nhưng chưa sâu. Đến nay, mới chỉ 21% DN vừa và nhỏ Việt Nam tham gia chuỗi giá trị toàn cầu - thấp hơn nhiều so với tỉ lệ của ASEAN là 46%. Nhiều DN Việt Nam chỉ tham gia ở những khâu đơn giản như lắp ráp, đóng gói sản phẩm…, giá trị gia tăng không cao và thiếu bền vững. Tỉ lệ giá trị sản phẩm được các DN đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) mua từ các nhà chế biến, chế tạo trong nước chưa tới 27% tổng giá trị đầu vào.

Nhấn mạnh DN Việt Nam phải tự hoàn thiện mình, cải thiện năng lực quản trị, độ tinh thông trong hoạt động, theo đuổi các giá trị và tầm nhìn dài hạn, Thủ tướng cho biết Chính phủ cam kết đóng vai trò kiến tạo phát triển, đồng hành cùng DN trong toàn bộ tiến trình. Thủ tướng cũng mong muốn nhiều DN FDI cởi mở hơn trong chính sách cung ứng, tạo cơ hội nhiều hơn và hỗ trợ cho DN Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị.

"Việt Nam không tham vọng trở thành người giỏi nhất trong toàn cầu hóa nhưng Việt Nam muốn làm bạn với những người giỏi nhất. Việt Nam có đủ tự tin để làm điều đó, đồng thời có khát vọng trở thành một quốc gia thịnh vượng, đó là khát vọng mãnh liệt không thua kém bất cứ quốc gia nào trên thế giới" - người đứng đầu Chính phủ khẳng định.

Xây dựng chính phủ số, kinh tế số, xã hội số

Mong muốn hội nghị lắng nghe nhiều ý kiến đóng góp vào điều hành kinh tế vĩ mô, Thủ tướng đã đối thoại, trả lời các vấn đề mà DN quan tâm.

Trả lời câu hỏi về mục tiêu lập Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử do đích thân Thủ tướng làm Chủ tịch, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết Chính phủ Việt Nam xác định rõ tầm quan trọng của việc xây dựng chính phủ điện tử trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0. Ủy ban này sẽ có nhiệm vụ nghiên cứu, đề xuất với Chính phủ, Thủ tướng về chủ trương, chiến lược, cơ chế, chính sách tạo môi trường pháp lý thúc đẩy xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số, nền kinh tế số và xã hội số; tạo thuận lợi cho việc triển khai cách mạng 4.0 tại Việt Nam.

Để thành công trong việc xây dựng chính phủ điện tử, Thủ tướng cho rằng khâu tổ chức thực hiện là quan trọng nhất. Bên cạnh đó, xây dựng thể chế pháp luật về xác thực, định danh điện tử; chia sẻ dữ liệu; bảo vệ dữ liệu cá nhân và tiến tới xây dựng Luật Chính phủ điện tử. Ứng dụng cách mạng công nghiệp 4.0 trong cung cấp dịch vụ công trực tuyến. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và hạ tầng viễn thông. Khuyến khính sự tham gia của tư nhân vào xây dựng và triển khai Chính phủ điện tử...

Trước câu hỏi về khả năng phê chuẩn Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Thủ tướng cho biết sẽ trình Quốc hội phê chuẩn hiệp định này tại cuộc họp vào tháng 1-2019. Theo Thủ tướng, hiệp định thương mại tự do thế hệ mới này sẽ "trợ lực cho kinh tế Việt Nam trong xuất khẩu, thúc đẩy đầu tư trong, ngoài nước nhưng đi kèm đó cũng là những thách thức không nhỏ". Trước tiên, Chính phủ cần sửa đổi một số thể chế pháp luật để thích ứng với CPTPP. Hai là phát triển sản phẩm đủ chất lượng cạnh tranh trong thị trường rộng lớn của 11 nước thành viên. Cuối cùng là nâng cao chất lượng, năng suất lao động trong bối cảnh cách mạng 4.0.

"Chúng tôi tin tưởng với nỗ lực của Việt Nam và các nước thành viên, CPTPP sẽ thành công" - Thủ tướng bày tỏ tin tưởng.

Đưa các ý tưởng thành chương trình hợp tác

Sau 2 ngày làm việc với gần 60 phiên thảo luận sôi nổi và thực chất, chiều 13-9, WEF ASEAN 2018 đã bế mạc. Phát biểu lại buổi lễ, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình bày tỏ mong muốn WEF thời gian tới sẽ phối hợp chặt chẽ với các nước ASEAN để hiện thực hóa các ý tưởng, sáng kiến thiết thực đã được các nhà lãnh đạo các nước ASEAN nêu tại hội nghị thành những kế hoạch, chương trình hợp tác cụ thể.

Ông Kevin Sneader, Giám đốc quản lý toàn cầu Công ty tư vấn McKinsey, cho rằng diễn đàn lần này đã tạo cơ hội cho các cuộc tiếp xúc, trao đổi giá trị; tập hợp được nhiều ý kiến, quan điểm, tiếng nói khác nhau để cùng bàn thảo, hướng tới một tương lai lạc quan hơn cho ASEAN. Qua đó, những điều kiện thuận lợi để mở rộng thị trường thương mại sẽ xuất hiện nhiều hơn. Vì vậy, để hạn chế rào cản thương mại, các quốc gia ASEAN cần tiếp tục theo đuổi và duy trì những thỏa thuận thương mại với các quốc gia và khu vực trên thế giới.

Đề nghị Facebook sớm mở văn phòng đại diện tại Việt Nam

Chiều 13-9, tiếp ông Simon Milner, Phó Chủ tịch về chính sách công tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương của Facebook, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hoan nghênh quan điểm của Facebook đóng góp vào xây dựng hệ sinh thái số ở Việt Nam. Thủ tướng đề nghị Facebook có trách nhiệm đối với hơn 60 triệu tài khoản tại Việt Nam trong việc bảo đảm an ninh, an toàn, bảo vệ thông tin cá nhân của người dùng.

Trao đổi thêm với Facebook tại buổi tiếp, quyền Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng đề nghị trên cơ sở kinh doanh thành công tại Việt Nam, Facebook nên dành một tỉ lệ doanh thu để tái đầu tư vào nghiên cứu, phát triển và sớm mở văn phòng đại diện tại Việt Nam.

Ý KIẾN

Ông CHRISTOPHER MARKS - Giám đốc điều hành, Trưởng Bộ phận Ngân hàng doanh nghiệp tại các thị trường mới nổi của Ngân hàng MUFG:

Việt Nam có lợi thế

Việt Nam đến với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư với ít ràng buộc về thể chế, lực lượng dân số trẻ, đặc biệt là với một Chính phủ lãnh đạo rất quyết liệt và tiến bộ. Theo nhiều cách, Việt Nam có sự linh hoạt mà một số nền kinh tế mới nổi không có để thích ứng với cuộc cách mạng 4.0.

Trong 10 năm nữa, chúng tôi không biết thành phần GDP của Việt Nam sẽ như thế nào. Thế nhưng, nó sẽ đa dạng hơn so với một số nước láng giềng dựa vào các ngành công nghiệp cũ.

Dưới góc nhìn tài chính, không chỉ từ ngành ngân hàng thương mại và tư nhân, thậm chí cả tài chính công, một trong những cải tiến lớn nhất không chỉ là thương mại điện tử mà còn là khả năng ứng dụng internet trong ngân hàng. Tất cả những gì bạn cần là một chiếc điện thoại. Trong thương mại, công nghệ giúp chính phủ thu được thuế, cá nhân mua và nhận hàng, thương nhân bán và nhận tiền dễ dàng. Vì vậy, trong cuộc cách mạng 4.0, những ai sẵn sàng thì sẽ thấy hài lòng.

Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) BORGE BRENDE:

Cần mở thị trường tài chính

Kể từ khủng hoảng tài chính thế giới, có thể thấy nhiều điểm yếu trong hệ thống tài chính. Hiện nay, Chính phủ Việt Nam có biện pháp giải quyết nợ xấu, cải cách ngân hàng để bảo đảm hệ thống minh bạch, mở hơn trong tương lai.

Chúng tôi mong thị trường tài chính sẽ mở hơn để tăng tính cạnh tranh. Kinh nghiệm từ khi WEF thành lập năm 2017 đến nay cho thấy nếu mở thị trường tài chính, thời gian đầu sẽ khó khăn song phải mở mới có tính cạnh tranh và tiếp cận các thị trường khác.

DƯƠNG NGỌC ghi

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo