xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

"Dinh Thượng thơ" gần 160 tuổi ở Sài Gòn sẽ không được bảo tồn

PHAN ANH

(NLĐO) - Chính quyền TP HCM cho biết căn biệt thự cổ - trước đây được gọi là "Dinh Thượng thơ" - không nằm trong danh sách bảo tồn

Liên quan đến biệt thự gần 160 năm tuổi hiện là trụ sở của Sở Thông tin- Truyền thông (59-61 Lý Tự Trọng) có thể bị đập bỏ để thực hiện dự án nâng cấp trụ sở HĐND- UBND TP HCM, tại cuộc họp báo định kỳ của UBND TP trưa 2-5, Giám đốc Sở Quy hoạch- Kiến trúc Nguyễn Thanh Nhã cho biết TP đã xem xét rất kỹ việc này khi chọn phương án thiết kế.

"Công trình này không nằm trong danh mục di tích của ngành Văn hóa - Thể thao. Nếu có trong danh sách, dù chưa được cơ quan chức năng kiểm kê đi nữa thì vẫn được đối xử như với di tích. Còn ở đây, công trình này không hề có trong danh sách nên thành phố quyết định không bảo tồn" - ông Nhã nói.

Theo ông Nhã, về tình cảm với công trình kiến trúc cũ thì rất nhiều người bày tỏ sự nuối tiếc. Tuy nhiên, luôn có rất nhiều thứ khiến chúng ta phải nuối tiếc nhưng cũng phải tùy vào từng hoàn cảnh, không phải lúc nào cũng đem tâm tình ra nuối tiếc.

"Những công trình cũ hiện thế giới cũng có nhiều cách để gìn giữ như giữ nguyên hiện trạng, giữ lại một số nét đặc biệt, hoặc giữ lại thông qua các mô hình… Riêng những công trình nào được công nhận là di tích thì mới được giữ nguyên hiện trạng để thế hệ mai sau có cảm nhận về văn hóa, kiến trúc xưa", ông Nhã chia sẻ..

Dinh Thượng thơ gần 160 tuổi ở Sài Gòn sẽ không được bảo tồn - Ảnh 1.

Tòa nhà hiện là trụ sở của Sở Thông tin – Truyền thông (59-61 Lý Tự Trọng) (Ảnh: Phan Anh)

Nói rõ thêm, Chánh văn phòng UBND TP HCM Võ Văn Hoan cũng chia sẻ việc xây dựng trung tâm hành chính TP HCM đã trăn trở khá lâu.

Nhiệm kỳ trước đã tổ chức thi tuyển và đã chọn được phương án. Nhưng sau đó Chính phủ yêu cầu tạm dừng thực hiện các trung tâm hành chính nên TP đã dừng lại. Thời điểm đó, khi TP tổ chức thi tuyển đã lồng vào yêu cầu bảo tồn tòa nhà 59-61 Lý Tự Trọng vì nó là di tích lịch sử nhưng không có ban ngành nào xác nhận, cũng không ai kiểm tra thông tin này. Vì vậy, đơn vị thiết kế đã đưa ra phương án sẽ dời nguyên tòa nhà vào chính giữa đường Lý Tự Trọng (giới hạn bởi đường Pasteur và Đồng Khởi). Phương án này rất tốn kém.

"Tòa nhà này không nằm trong danh mục bảo tồn. TP xin chia sẻ ý kiến của các chuyên gia và cũng đã nghiên cứu, xem xét rất nhiều. Tuy nhiên, chúng ta có nhiều cách bảo tồn để gợi lại cho người đời sau hiểu về Sài Gòn kiến trúc xưa", ông Hoan nói và cho biết chính quyền TP luôn chấp nhận những ý kiến trái chiều để điều chỉnh cho phù hợp.

Theo ông Hoan, phương án TP triển lãm vừa qua là dự án nâng cấp, cải tạo trụ sở HĐND - UBND TP hiện hữu chứ không phải là xây dựng trung tâm hành chính của TP. "Nếu tập hợp các sở ngành về hết để xây dựng một trung tâm hành chính như các TP Đà Nẵng hay tỉnh Quảng Ninh thì quy mô TP phải gấp 10 lần. Điều này dẫn đến công tác quản lý, điều hành, an ninh rất phức tạp", ông Hoan nhấn mạnh và cho rằng các ý tưởng xây dựng trung tâm hành chính ở Thủ Thiêm hay Củ Chi để kích thích các khu vực này phát triển cũng rất hay, TP tôn trọng nhưng khó có đủ đất để làm.

Người phát ngôn của UBND TP cho hay để quyết được một chủ trương di dời một trung tâm hành chính đến một địa điểm khác không phải là đơn giản. Vì vậy, sau khi nghiên cứu, TP thấy rằng trung tâm hành chính không phải nằm ở chỗ cơ sở vật chất mà vấn đề phải là dù sở, ngành ở đâu cũng đều có thể kết nối được với nhau.

Để làm được điều đó thì phải đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giải quyết thủ tục hành chính. Điều này cũng phù hợp với xu thế xây dựng TP thông minh mà TP HCM đang hướng tới. Tuy nhiên, vẫn phải có một trung tâm đầu não nhưng ít thôi và được trang bị hiện đại. Đây sẽ là nơi ra các quyết sách, chính sách quan trọng của TP.

Công trình hiện nay là trụ sở Sở Thông tin - Truyền thông do người Pháp xây vào những năm 1860, trước đây là Nha giám đốc Nội vụ (người dân gọi là "Dinh Thượng thơ"), có vai trò điều hành trực tiếp về các vấn đề dân sự, tư pháp và tài chính của thuộc địa. Về mặt chính quyền lúc bấy giờ, tòa nhà có vai trò quan trọng chỉ sau Dinh Norodom (phiên bản trước của Dinh Thống Nhất ngày nay).

Đến năm 1888, chức năng của cơ quan này được nhập vào Văn phòng Thơ Ký Thống đốc Nam kỳ (213 Đồng Khởi). Vào đầu thế kỷ 20, tòa nhà còn có tên là Văn phòng Chính phủ.

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, một giai đoạn ngắn nơi này được dùng làm trụ sở Bộ Nội vụ, kể từ năm 1955 là Bộ Kinh tế của chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Tòa nhà từng xuất hiện trong phim Người Mỹ thầm lặng (năm 1958).

Công trình được xây theo kiến trúc thuộc địa Pháp, gồm một dãy nhà chính giữa xoay ra đường Lý Tự Trọng, nối với hai dãy nhà hai bên tạo thành hình chữ U ôm lấy khoảng sân ở giữa. Bên trong có bốn cầu thang gỗ dẫn lên tầng trên, nằm gần cổng ra vào và hai góc của tòa nhà.

Tính từ lúc được nâng cấp lần cuối (năm 1890) đến nay đã gần 130 năm, song tòa nhà vẫn giữ được hai chiếc cổng sắt được thiết kế tinh xảo và lối vào lát đá xanh. Nếu tính về lịch sử khi mới được xây dựng lần đầu thì công trình này đã gần 160 tuổi.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo